Monday, July 25, 2016

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 2)

TUỆ TĨNH (Danh y Việt Nam) Dùng thuốc nam chữa bệnh 

Danh y Việt Nam, người mở đầu cho nền Y học Cổ truyền Dân tộc. Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, là người theo Phật Giáo đi tu và có pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (còn được gọi là Huệ Tĩnh) sinh tại Nghĩa Lư huyện Dạ Cẩm, Hồng châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Về năm sinh của ông, các sách vở lưu lại chỉ nói vào thời vua Trần Dụ Tông (thế kỷ 14, tức khoảng năm 1330) vì Tuệ Tĩnh vốn là con nhà nông ở nông thôn, nên việc ghi nhớ ngày tháng năm sinh rất khó khăn. Ngày mất không ai rõ, nhưng nơi mất là Giang Nam, Trung Quốc. 



Lúc lên 6 thì cha mẹ đều mất, vì mồ côi nên ông được một hòa thượng chùa Hải Triều ở Yên Trang (sau này gọi là chùa Nguyêm Quang tức chùa Giám xã Tân Sơn huyện Cẩm Bình) đem về nuôi dạy; 
Năm lên 10, ông được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho học với các nhà sư trong chùa Dũng Nhuệ. Ơở chùa này ông có pháp danh là Tiểu Huệ biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được chùa cho học chữ và học nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong xã huyện; 
Năm lên 22 tuổi, Tuệ Tĩnh đi thi Hương và đỗ nhất bảng, nhưng ông không ra làm quan mà vẫn ở lại chùa tiếp tục việc chữa bệnh, lấy pháp hiệu Tuệ Tĩnh từ đó; 
Năm 30 tuổi, Tuệ Tĩnh về lại chùa Yên Trang làm sư trụ trì, tu bổ lại chùa và nhiều chùa khác trong huyện; 
Năm 45 tuổi, Tuệ Tĩnh thi Đình đỗ Hoàng Giáp; 
Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc, được Minh triều giữ lại làm việc ở Viện Thái Y rồi mất tại tỉnh Giang Nam (không rõ tại huyện xã nào tại tỉnh này). 
Về sự nghiệp Y học của Tuệ Tĩnh, ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm những bản nguyên tác của ông nay không còn trọn vẹn, do vào cuối thế kỷ 14 quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá hủy nhiều thư tịch lớn, những bản hiện nay do người đời sau ghi chép lại qua truyền khẩu dân gian, hiện có các bản: 

Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai, Hàng Than, Hà Nội) biên tập, bổ sung vào năm 1761; 
Nam dược chính bản, do triều đình Lê Dụ Tông biên tập (sau đổi tên sách là Hồng Nghĩa giác tư y thư) in vào năm 1717 gồm quyển thượng và quyển hạ. Quyển thượng: Nam dược Quốc ngữ phú gồm 590 tên vị thuốc nam. Và Trực giải chỉ nam dược tính phú gồm đặc tính của 220 vị thuốc nam. Quyển hạ: Y luận, là sách viết về các lý luận từ âm dương ngũ hành sinh hóa vào con người trong tiết khí 4 mùa, sự ảnh hưởng và bệnh tật, cách điều trị lâm sàng; 
Thập tam phương gia giảm, phụ Bố âm đơn và Dược tính phú bằng chữ Hán. Là dách hướng dẫn gia, giảm khi dùng thuộc chữa bệnh. 
Tuệ Tĩnh xây dựng nền móng của Y học dân tộc bằng cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, gầy dựng phong trào trồng cây thuốc trong gia đình để tự chữa bệnh trong nhất thời và cũng tạo trang viên có cây cảnh đẹp mắt (nhờ vậy năm 1533 với cây thuốc sẵn có mà dân chúng thoát khỏi bệnh sốt rét hoành hành, hay dịch tả tại Thái Nguyên năm 1574). 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)