HYPPOCRATES (# 460 - 377 trCN): Ông tổ ngành Y khoa
Sinh tại đảo Cos vào khoảng năm 460 trCN và mất vào khoảng năm 377 trCN, là người Hy Lạp, trong triều đại đế quốc Hy Lạp cổ đang hùng mạnh và phồn vinh nhất, thời kỳ mà nền văn minh loài người được đánh giá đang phát triển toàn diện, sản sinh nhiều bậc vĩ nhân mà bây giờ và mãi mãi, chúng ta hằng tôn vinh công lao của họ. Hippocrates là một trong số những người đó.
Ông là thầy thuốc và là nhà y học lớn nhất của nhân loại, được công nhận là ông tổ của ngành Y khoa hiện nay. Hippocrates xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm nghề thầy thuốc, nhưng ông chọn nghề dạy học và đi khắp đế quốc của mình nghiên cứu về cách chữa bệnh của các bộ tộc ở đông tây vùng Địa Trung Hải. Sau đó ông về hành nghề y, ông chủ trương dùng thuốc trị bệnh thay vì tế lễ khẩn cầu thần linh và dùng những loại dược thảo không tinh khiết của các thầy thuốc cho dùng.
Những công trình nghiên cứu của ông được công bố trong quyển Hippocrates toàn tập (gồm gần 70 cuốn, nhưng các nhà nghiên cứu y học ngày nay cho rằng, cuốn sách quý này không do chính tay Hippocrates viết, mà những thế kỷ về sau các thầy thuốc đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của ông và có bổ sung thêm kiến thức), nhưng các cuốn sau đây được sự chú ý nhiều như cuốn thứ nhất viết về các bệnh dịch, cuối thứ ba về cách đoán bệnh. Những cuốn sau nói về các chứng bệnh nan y, những lời khuyên và cách trị liệu, ông cũng viết về giải phẫu học (như ghép xương gãy lại thành ngay).
Trong quyển Hippocrates toàn tập, ông còn mô tả những căn bệnh hiểm nghèo do ung thư biến chứng. Sau này, Galen (thế kỷ thứ 2 sau CN) phát triển và phổ biến lý thuyết Y học của Hippocrates theo chiều hướng tích cực nhất, và đề nghị các tiêu chuẩn đạo đức của người hành nghề thầy thuốc bằng lời thề Hippocrates, mà ngày nay các bác sĩ trước khi nhận bằng cấp ra trường cứu đời phải thề trước ông tổ Y học Hippocrates của mình.
Bác sĩ và nhà tự nhiên học thuộc triều đại của đế quốc La Mã cổ
Nguyên tên là Claudius Galenus, sinh khoảng năm 130 và chết vào khoảng năm 200. Galen sinh tại thành phố Pergamum của Hy Lạp và học nghề Y tạo Chypre và vùng Palestine, thành đạt tại Roma. Trong thời đại của ông, Hy Lạp đã bị đế quốc La Mã thôn tính. Nên ông trở thành bác sĩ săn sóc cho các dũng sĩ giác đấu Spartacus, nhờ vậy ông có thời gian nghiên cứu về cơ thể con người và tìm cách chữa trị.
Galen sau trở thành bác sĩ riêng cho các hoàng đế La Mã, và ông được nổi tiếng trên đoàn cõi đế quốc, từ đó ông trở thành tác giả của hơn 400 công trình khoa học (hiện nay chúng ta tìm được mới hơn 100 tác phẩm, viết bằng tiếng Syria hay Arab) trong các tác phẩm của ông, có các nghiên cứu về dịch bệnh, chẩn đoán và dùng thuốc, những công tình của Galen như thuyết minh về các đề tài mà Hippocrates từng nghiên cứu vào thế kỷ thứ 4 trCN.
Galen cũng hô hào soạn thảo điều lệ về đạo đức cho người thầy thuốc, mà yếu tố tiên quyết là cứu người bệnh tích cực nhất không để tiền bạc chi phối tri thức của một lương y. Điều lệ này sau trở thành Lời thề trước Hippocrates.
(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)