Thursday, July 28, 2016

MIỄN DỊCH HỌC

MIỄN DỊCH HỌC Y HÀ NỘI

Wednesday, July 27, 2016

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 8)

HOA ĐÀ (* 141 - 208 Danh y Trung Hoa) 


Tên tự Nguyên Hóa, biệt danh Hoa Đà sinh ra thời Tam Quốc khoảng năm 141, người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Thông hiểu y thuật toàn diện, và cũng là y sĩ đầu tiên của thế giới biết về khoa gây mê phẫu thuật. Ông được tôn xưng là " ngoại khoa thánh thủ" . Thời niên thiếu Hoa Đà ham học, thông suốt Kinh, Thư và Dưỡng sinh. Khi thành tài được tiến cử làm quan, nhưng Hoa Đà chối từ về nhà học nghề thầy thuốc để chữa bệnh cứu đời. Những năm đầu ông đi tứ xứ hành nghề nay An Huy, mai ở Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô nên được dân chúng ái mộ.



Khi Tào Tháo bị bệnh nhức đầu kinh niên, bao nhiêu thái y chữa mãi vẫn không khỏi, Tào Tháo cho mời Hoa Đà đến chữa trị, ông dùng cách châm cứu mà trị cho Tào Tháo, chứng bệnh dứt ngay. Tào Tháo liền cử ông làm Thị Y (một chức quan trông nom sức khỏe cho riêng vua), nhưng ông cũng từ chối, Tào Tháo tức giận xuống lệnh giết ông. 

Hoa Đà chết đi, nhưng người đời luôn nhớ đến ông, vì Hoa Đà tinh tường đủ các môn như châm cứu, phẫu thuật, phụ sản, tiểu nhi, nội ngoại khoa và cả ký sinh trùnh bệnh tật. Theo sử sách, Hoa Đà biết gây mê và làm phẫu thuật trước người Châu Âu đến 1.600 năm. Sử chép rằng, nếu về bệnh nội khoa sau khi bệnh nhân được cho uống thuốc mà không khỏi, ông dùng thủ thuật (giải phẫu) để trị. Cách làm, cho bệnh nhân dùng rượu có trộn bột ma phí tán (một loại trung dược dạng ma túy), khi người bệnh mất trí giác như người mê, ông mổ bụng thấy có bướu thì cắt bỏ, nếu ở dạ dày hay ruột cũng cắt bỏ nơi gây bệnh, xong rửa sạch vết mổ và khâu lại. Trên vết mổ ông đắp lên loại thuốc cao cho mau lành da. Sau khi hoàn tất Hoa Đà dùng châm cứu chích vào huyệt đạo cho bệnh nhân tỉnh dậy, và chỉ trong vòng một tháng bệnh nhân sẽ khỏi hẳn. Hoa Đà viết rất nhiều sách y học, nhưng rất tiết những sách của ông không được lưu truyền. Hiện nay có những sách mang tên: Trung tàng kinh, Hoa Đà thần y bí truyền, Ngô Phổ bản thảo, Lý Đang Chi dược lục... là do nghiên cứu học thuật của Hoa Đà mà thôi. 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 7)

HẢI THUỢNG LÃNG ÔNG (1724 - 1791 Danh y Việt Nam) 


Ông tên thật là Lê Hữu Trác, danh y đời vua Lê Hiển Tông vào cuối thế kỷ thứ 18, sinh ngày 27/12/1724 tại thôn Liêu Xá huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng tỉnh Hải Dương (nay là thôn Thanh Xá, huyện Yên Mỹ, Hải Dương), mất ngày 17/2/1791 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh (đời Quang trung năm thứ 4). Tên hiệu Hải Thượng Lãng Ông, có nhiều người diễn giải là: 

- Hải: có lẽ là tỉnh Hải Dương; 
- Thượng: Là tên phủ Thượng Hồng; 
- Lãn Ông: ông già lười. 

Thuở nhỏ, ông theo cha lên Thăng Long theo học trường Quốc Tử Giám. Vì gia đình từ ông nội, chú bác đến cha ông đều làm quan to trong triều đại nhà Hậu Lê. Năm ông lên 15 tuổi đã thông minh, tạo văn chương thi phú. Ông thi đỗ Hương Cống nhưng lại theo phục vụ nhà chúa Trịnh Sâm (Thời Hậu Lê, đất nước vừa có vua vừa có chúa, chúa Trịnh ở đàng ngoài còn chúa Nguyễn ở đàng trong). Sau một thời gian ông chán cảnh phong kiến suy đồi nhà chúa Trịnh, cảnh mua quan tiến chức của triều đình nhà Lê. Nên khi nghe tin mẹ mất ông xin lui hẳn về quê. 



Ông về quê mẹ ở xã Tĩnh Diễm, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh học thêm nghề thuốc và trở thành bậc danh y với gần 30 năm lăn lộn với nghề. Từ đó ông lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Hải Thượng Lãn Ông tinh thông các cách dùng thuốc Nam để trị bệnh, đã kế thừa 496 bài phú dùng thuốc của Tuệ Tĩnh đưa vào các bộ sách y dược như Lĩnh Nam bản thảo, Hành giản trân nhu, Bách gian trân tàng, Vệ sinh yếu huyệt. 

Nhưng bộ sách quý là Y Tông Tâm Lĩnh của ông được biên soạn trong 40 năm mới hoàn thành, gồm 28 tập chia thành 66 quyển được coi là tiêu biểu cho sự nghiệp lương y của Hải Thượng Lãn Ông (sau này được in lại dưới tên Tân Huệ Hải Thượng Y Tâm Lĩnh Dương An Toàn Trạch vào năm 1866). Ngoài ra, về sáng tác văn học, Hải Thượng Lãn Ông có tập Thượng Kinh Ký Sự nói về cuộc hành trình ra Thăng Long của ông để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. 

Người đời sau đánh giá công lao của Hải Thượng Lãn Ông không kém một Lý Thời Trân của Trung Quốc - một nhà y học thời Minh Triều (1518 - 1593) có bộ sách y dược đồ sộ là Bản thảo cương mục - nổi tiếng khắp thế giới (lời của học giả Trương Tú Dân, khi giới thiệu quyển Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Bắc Kinh đồ thư quán ấn hành năm 1963). 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 6)

A. FLEMING (1881 - 1955): Tìm ra chất kháng sinh 

Alexander Fleming nhà vi sinh và hóa sinh người Scotland, sinh trưởng tại Darvel, Ayrshire năm 1881 và chết vào năm 1955 tại London. A.Fleming tốt nghiệp trường Y khoa thuộc Đại học London năm 1906, sau đó ông làm việc tại phòng thí nghiệm vi sinh vật thuộc bệnh viện Saint Mary vào năm 1908 đến 1947. 



Từ năm 1947, A.Fleming trở thành giám đốc bệnh viện và xây dựng hoàn chỉnh phòng thí nghiệm của bệnh viện, để có phương tiện nghiên cứu; 
Năm 1928 ông là giảng sư môn vi sinh của Đại học Tổng hợp London; 
Trong những năm từ 1951 đến 1954, ông là giám đốc Đại học Tổng hợp Edinbuegh. 
Các nghiên cứu của A.Fleming chủ yếu liên quan đến các loại vi khuẩn và hóa học trị liệu, các chất miễn dịch học. Ông nghiên cứu chất opsonin có đặc tính diệt trùng, sulfanylamid và kháng sinh. Do vào năm 1928, A.Fleming lúc làm việc tại phòng thí nghiệm, nhận thấy có một đám meo nổi lên trong đĩa thí nghiệm vi khuẩn còn sống của mình. Số vi khuẩn nằm gần đám meo thì chết còn ở phía xa vẫn sống, ông nhận thấy chính đám meo đã giết được các con vi khuẩn, nên ông đặt cho đám meo cái tên Penicillium Notatum (chất kháng sinh). 

Sau khi tìm ra chất Penecillium Notatum, A.Fleming chứng minh rằng chất Péniciline có thể giết chết được vi khuẩn gây ra những bệnh tật, nhưng chưa bào chế ra loại thuộc đặc trị. Vì vậy công trình của ông ít được lưu tâm, cho đến năm 1941 khi Howard Florey (người Uúc) và Ernst Chain (người Đức) cùng các nhà khoa học khác tại Đại học Oxford tìm và bào chế đủ các chất kháng sinh Péniciline chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Năm 1945, A.Fleming nhận giải Nobel cùng Howard Florey và Ernst Chain, về công trạng tìm ra và bào chế thành công chất kháng sinh Péniciline cho nhân loại. 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

Tuesday, July 26, 2016

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 5)

KOCH (1843 - 1910): Người tìm ra vi trùng lao phổi 

Robert Koch nhà vi sinh học người Đức, sinh ăm 1843 tại Hanover và chết vào năm 1910 tại Baden. Robert Koch tốt nghiệp Y khoa tại trường Đại học Tổng hợp Gottingen vào năm 1866, trong thời gian còn theo học, ông thường nghe các giáo sư cho rằng, bệnh tật của con người do những con vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được gây ra. Vì thế sau khi ra trường Robert Koch đã dành hết thời gian để nghiên cứu loài vi sinh vật này. 



Từ năm 1872 đến 1880, Robert Koch làm bác sĩ tại Wollstein và lập ở đây một phòng thí nghiệm để nghiên cứu vi sinh vật; 
Từ năm 1885 đến 1891, là giảng sư tại trường Đại học tổng hợp Berlin và làm giám đốc Viện Vệ sinh; 
Năm 1891 đến 1904 ông là Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm Berlin do ông sáng lập; 
Robert Koch là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn Lâm Khoa học Peterburg vào năm 1884 và hội viên Hội Hoàng Gia London năm 1897. Nhận giải Nobel về sinh lý và y học năm 1905. 
Sự nghiệp của Robert Koch được nhân loại nhớ đến là tìm ra vi trùng Koch (lất tên ông đặt tên cho con vi sinh vật này) của bệnh lao phổi vào năm 1882, nhờ vậy mà về sau người ta chế được thuốc ngăn ngừa và điều trị lao phổi. Robert Koch còn tìm ra các vi khuẩn gây nên bệnh dịch tả, dịch hạch bệnh than gây ra từ gia súc... Năm 1889 ông cùng một bác sĩ người Nhật Kitasato tách được vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Năm 1905 Robert Koch làm sáng tỏ thêm về quá tình phát bệnh lao và đề ra phương pháp điều trị, trong đó có phương pháp nuôi cấy vi khuẩn trong dịch lỏng và trên môi trường rắn, và phương pháp chụp vi ảnh. 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

SÁCH ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM của Burke A.Cunha bản TIẾNG ANH





Tải sách



Monday, July 25, 2016

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 4)

PASTEUR (1822 - 1895): Khám phá các vi trùng gây bệnh 

Louis Pasteur nhà vi sinh học và hóa học người Pháp, sinh năm 1822 tại Dôle và chết năm 1895 tại Villeneuve L' Eétang. Louis Pasteur tốt nghiệp trường sư phạm Paris năm 1874, hồi nhỏ ông học không thuộc loại giỏi vì chủ yếu ông mê ngành hội họa hơn, nhưng sau khi tốt nghiệp ông thay đổi sự đam mê từ hội họa qua ngành nghiên cứu hóa học. Chính vì say mê môn hóa sinh, nên ông rất chăm chỉ học tập và khi 20 tuổi ông đã nổi tiếng nhờ những thí nghiệm của mình. 



Năm 1836, Louis Pasteur được mời giúp việc cho ngành kỹ nghệ nấu rượu nho của Pháp (vì rượu nho do Pháp sản xuất thời kỳ này thường bị chua), Pasteur chứng minh rằng, sở dĩ rượu bị chua là do loại vi khuẩn nấm tạo men gây ra, để chấm dứt các vi sinh này gây ra trong rượu cần phải giết chúng bằng hơi nóng. Phương pháp " sấy khô" hay làm nóng rượu đã thành công, và rượu nho của Pháp trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Hiện nay với phương pháp này người ta sản xuất nhiều thức uống nguyên chất tiệt trùng. 
Từ năm 1849 đến năm 1867 Pasteur là giáo sư của các trường trung và đại học tại Strasbourg, Litle rồi về Đại học tổng hợp Paris. 
Năm 1888 là giám đốc Viện nghiên cứu vi sinh vật do ông lập ra (sau này được gọi là Viện Pasteur Paris). 
Hoạt động của Louis Pasteur là nghiên cứu về vi sinh vật, miễn dịch học, sinh hóa và hóa lập thể. Dựa vào quá tình lên men, thối rữa và bệnh học một số bệnh truyền nhiễm của người và động vật. Tìm hiểu được nguồn gốc gây bệnh, ông đưa ra phương pháp chích ngừa các bệnh đó: 

Năm 1865, Pasteur vạch ra phương pháp vô trùng các loại thực phẩm sống; 
Năm 1872, đưa ra khái niệm về sinh vật yếm khí; 
Năm 1875, ông chứng minh được quá trình lên men thối rữa là quá trình sinh học xảy ra dưới tác dụng men của các vi sinh; 
Năm 1881, ông đã tách ra được các tác nhân gây bệnh lở loét; 
Năm 1885 chế ra loại vắcxin phòng ngựa bệnh dại do động vật gây ra (chúng ta chủ yếu dùng khi bị chó cắn) và chích thí nghiệm cho con người bị chó dại cắn, ông đã thành công. 
Những công trình nghiên cứu và sáng tạo của Louis Pasteur đã được Viện Hàn Lâm Paris mời vào làm viện sĩ từ năm 1862, vào Viện Hàm Lâm Y Học năm 1873. Ông còn là viện sĩ danh dự của Viện Hàn Lâm Khoa học Peterbourg và nhiều Viện Hàn Lâm khác. Đã có thời gian Pasteur qua Đông Dương và ở tại Việt Nam nghiên cứu các đề tài của mình. 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 2)

TUỆ TĨNH (Danh y Việt Nam) Dùng thuốc nam chữa bệnh 

Danh y Việt Nam, người mở đầu cho nền Y học Cổ truyền Dân tộc. Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, là người theo Phật Giáo đi tu và có pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (còn được gọi là Huệ Tĩnh) sinh tại Nghĩa Lư huyện Dạ Cẩm, Hồng châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Về năm sinh của ông, các sách vở lưu lại chỉ nói vào thời vua Trần Dụ Tông (thế kỷ 14, tức khoảng năm 1330) vì Tuệ Tĩnh vốn là con nhà nông ở nông thôn, nên việc ghi nhớ ngày tháng năm sinh rất khó khăn. Ngày mất không ai rõ, nhưng nơi mất là Giang Nam, Trung Quốc. 



Lúc lên 6 thì cha mẹ đều mất, vì mồ côi nên ông được một hòa thượng chùa Hải Triều ở Yên Trang (sau này gọi là chùa Nguyêm Quang tức chùa Giám xã Tân Sơn huyện Cẩm Bình) đem về nuôi dạy; 
Năm lên 10, ông được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho học với các nhà sư trong chùa Dũng Nhuệ. Ơở chùa này ông có pháp danh là Tiểu Huệ biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được chùa cho học chữ và học nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong xã huyện; 
Năm lên 22 tuổi, Tuệ Tĩnh đi thi Hương và đỗ nhất bảng, nhưng ông không ra làm quan mà vẫn ở lại chùa tiếp tục việc chữa bệnh, lấy pháp hiệu Tuệ Tĩnh từ đó; 
Năm 30 tuổi, Tuệ Tĩnh về lại chùa Yên Trang làm sư trụ trì, tu bổ lại chùa và nhiều chùa khác trong huyện; 
Năm 45 tuổi, Tuệ Tĩnh thi Đình đỗ Hoàng Giáp; 
Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc, được Minh triều giữ lại làm việc ở Viện Thái Y rồi mất tại tỉnh Giang Nam (không rõ tại huyện xã nào tại tỉnh này). 
Về sự nghiệp Y học của Tuệ Tĩnh, ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm những bản nguyên tác của ông nay không còn trọn vẹn, do vào cuối thế kỷ 14 quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá hủy nhiều thư tịch lớn, những bản hiện nay do người đời sau ghi chép lại qua truyền khẩu dân gian, hiện có các bản: 

Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai, Hàng Than, Hà Nội) biên tập, bổ sung vào năm 1761; 
Nam dược chính bản, do triều đình Lê Dụ Tông biên tập (sau đổi tên sách là Hồng Nghĩa giác tư y thư) in vào năm 1717 gồm quyển thượng và quyển hạ. Quyển thượng: Nam dược Quốc ngữ phú gồm 590 tên vị thuốc nam. Và Trực giải chỉ nam dược tính phú gồm đặc tính của 220 vị thuốc nam. Quyển hạ: Y luận, là sách viết về các lý luận từ âm dương ngũ hành sinh hóa vào con người trong tiết khí 4 mùa, sự ảnh hưởng và bệnh tật, cách điều trị lâm sàng; 
Thập tam phương gia giảm, phụ Bố âm đơn và Dược tính phú bằng chữ Hán. Là dách hướng dẫn gia, giảm khi dùng thuộc chữa bệnh. 
Tuệ Tĩnh xây dựng nền móng của Y học dân tộc bằng cách chữa bệnh bằng thuốc Nam, gầy dựng phong trào trồng cây thuốc trong gia đình để tự chữa bệnh trong nhất thời và cũng tạo trang viên có cây cảnh đẹp mắt (nhờ vậy năm 1533 với cây thuốc sẵn có mà dân chúng thoát khỏi bệnh sốt rét hoành hành, hay dịch tả tại Thái Nguyên năm 1574). 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)
 

Thursday, July 21, 2016

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 1)

HYPPOCRATES (# 460 - 377 trCN): Ông tổ ngành Y khoa 

Sinh tại đảo Cos vào khoảng năm 460 trCN và mất vào khoảng năm 377 trCN, là người Hy Lạp, trong triều đại đế quốc Hy Lạp cổ đang hùng mạnh và phồn vinh nhất, thời kỳ mà nền văn minh loài người được đánh giá đang phát triển toàn diện, sản sinh nhiều bậc vĩ nhân mà bây giờ và mãi mãi, chúng ta hằng tôn vinh công lao của họ. Hippocrates là một trong số những người đó. 

Ông là thầy thuốc và là nhà y học lớn nhất của nhân loại, được công nhận là ông tổ của ngành Y khoa hiện nay. Hippocrates xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm nghề thầy thuốc, nhưng ông chọn nghề dạy học và đi khắp đế quốc của mình nghiên cứu về cách chữa bệnh của các bộ tộc ở đông tây vùng Địa Trung Hải. Sau đó ông về hành nghề y, ông chủ trương dùng thuốc trị bệnh thay vì tế lễ khẩn cầu thần linh và dùng những loại dược thảo không tinh khiết của các thầy thuốc cho dùng. 

Những công trình nghiên cứu của ông được công bố trong quyển Hippocrates toàn tập (gồm gần 70 cuốn, nhưng các nhà nghiên cứu y học ngày nay cho rằng, cuốn sách quý này không do chính tay Hippocrates viết, mà những thế kỷ về sau các thầy thuốc đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của ông và có bổ sung thêm kiến thức), nhưng các cuốn sau đây được sự chú ý nhiều như cuốn thứ nhất viết về các bệnh dịch, cuối thứ ba về cách đoán bệnh. Những cuốn sau nói về các chứng bệnh nan y, những lời khuyên và cách trị liệu, ông cũng viết về giải phẫu học (như ghép xương gãy lại thành ngay).



Trong quyển Hippocrates toàn tập, ông còn mô tả những căn bệnh hiểm nghèo do ung thư biến chứng. Sau này, Galen (thế kỷ thứ 2 sau CN) phát triển và phổ biến lý thuyết Y học của Hippocrates theo chiều hướng tích cực nhất, và đề nghị các tiêu chuẩn đạo đức của người hành nghề thầy thuốc bằng lời thề Hippocrates, mà ngày nay các bác sĩ trước khi nhận bằng cấp ra trường cứu đời phải thề trước ông tổ Y học Hippocrates của mình. 

Bác sĩ và nhà tự nhiên học thuộc triều đại của đế quốc La Mã cổ 

Nguyên tên là Claudius Galenus, sinh khoảng năm 130 và chết vào khoảng năm 200. Galen sinh tại thành phố Pergamum của Hy Lạp và học nghề Y tạo Chypre và vùng Palestine, thành đạt tại Roma. Trong thời đại của ông, Hy Lạp đã bị đế quốc La Mã thôn tính. Nên ông trở thành bác sĩ săn sóc cho các dũng sĩ giác đấu Spartacus, nhờ vậy ông có thời gian nghiên cứu về cơ thể con người và tìm cách chữa trị. 

Galen sau trở thành bác sĩ riêng cho các hoàng đế La Mã, và ông được nổi tiếng trên đoàn cõi đế quốc, từ đó ông trở thành tác giả của hơn 400 công trình khoa học (hiện nay chúng ta tìm được mới hơn 100 tác phẩm, viết bằng tiếng Syria hay Arab) trong các tác phẩm của ông, có các nghiên cứu về dịch bệnh, chẩn đoán và dùng thuốc, những công tình của Galen như thuyết minh về các đề tài mà Hippocrates từng nghiên cứu vào thế kỷ thứ 4 trCN. 

Galen cũng hô hào soạn thảo điều lệ về đạo đức cho người thầy thuốc, mà yếu tố tiên quyết là cứu người bệnh tích cực nhất không để tiền bạc chi phối tri thức của một lương y. Điều lệ này sau trở thành Lời thề trước Hippocrates. 

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)

Tuesday, July 19, 2016

Tài liệu học tiếng Anh





1. TỔNG HỢP EBOOK TIẾNG ANH CHUYÊN NGHÀNH Y HỌC
2. Medical Terminology for heath professtion ( Thuật ngữ Y học)
3. Quick Medical Terminology
4. Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh
5. MEDIC27  ( Phần mềm dịch thuật ngữ Y học)
6. English_In_Medicine_3rd_ed (Cambridge)
7. Check your english vocabulary for medicine
8. CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI
9. 3000 từ phiên âm và giải nghĩa
10. TỰ HỌC TIẾNG ANH QUA 95 CÁCH GIAO TIẾP
11. TỪ VỰNG TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ
12. TÀI LIỆU THI TOEFL
12. BỐN LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN

Tài liệu Chuyên Khoa Lẻ Y5



1.Pháp Y


  1. Bài giảng Pháp Y

2.Truyền Nhiễm

  1. Bài giảng Truyền Nhiễm_Y HÀ NỘI_

3. Tâm thần 

  1. Tâm thần học

4.Tai mũi họng

  1. Giáo trình tai mũi họng _Y HÀ NỘI_

5. Đông Y

  1. Nguyên nhân gây bệnh
  2. Chức năng Sinh lý Tạng
  3. Y lý Y học cổ truyền _Bộ Y Tế_
  4. Hệ thống huyệt

6. Chẩn đoán hình ảnh

  1. Kĩ thuật X-Quang thông thường _Bộ Y Tế
  2. TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỂ ĐỌC KẾT QUẢ MRI CỘT SỐNG THẮT LƯNG
  3. Bài giảng chuẩn đoán hình ảnh _ Y Hà Nội _
  4. Triệu chứng học Siêu âm (Slide)
  5. Tổng hợp tài liệu về siêu âm
  6. Alat bệnh học CT và MRI 2018 ( Sách Tiếng Anh )

7. Lao

  1. Hướng Chẩn đoán Lao_Bộ Y Tế
  2. Bệnh học lao_Bộ Y Tế
  3. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị dự phòng lao BỘ Y TẾ 2015

8. Mắt

  1. Bộ bài giảng Về Mắt
  2. Bài giảng Nhãn khoa_YHN_
  3. CÁC HỘI CHỨNG NHÃN KHOA VS BỆNH LÝ TOÀN THÂN


9. Da Liễu

  1. Bài giảng Da Liễu_Y Thái Nguyên
10. VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHCN


  1. PHCN VẬT LÝ TRỊ LIỆU -Nguyễn Hữu Điền
  2. Phục Hồi Chức Nẵng -PGS.TS Cao Minh Châu
  3. Vận Động Cho BN Yếu Nửa Người Giai Đoạn Hồi Phục
11. UNG THƯ

  1. Ung thư học Y Huế
  2. TUMOR MARKER – CHẤT CHỈ ĐIỂM KHỐI U


Còn tiếp..Đang cập nhật

Tài liệu các môn cơ sở Y Học





SINH LÝ 

  1. GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC TOÀN TẬP 1+2 _Y HÀ NỘI_
  2. TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC_Y PHẠM NGỌC THẠCH_
  3. GIÁO TRÌNH SINH LÝ BỆNH _Y HUẾ_
  4. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ SINH LÝ BỆNH _ Y THÁI NGUYÊN
  5. ATLAT SINH LÝ HỌC
  6. SINH LÝ HỌC HỆ THẦN KINH
  7. Guyton - Physiology
  8. Physiology of Kidney and Urinary System 
  9. The-Urinary-System

GIẢI PHẪU



VI SINH

  1. GIÁO TRÌNH VI SINH Y HỌC_ BỘ Y TẾ_
  2. TRẮC NGHIỆM VI SINH 1
  3. TRẮC NGHIỆM VI SINH 2

MÔ PHÔI

  1. DƯỢC LÝ HỌC ( Y HÀ NỘI)
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI DƯỢC LÝ (Rất hay)

KÍ SINH TRÙNG

Tài liệu nội khoa

A. GIÁO TRÌNH-TỔNG QUÁT


  1. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NỘI KHOA
  2. BỆNH HỌC NỘI KHOA Y 2 TẬP  2009
  3. BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HN TẬP 1 (2004)
  4. BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HN TẬP 2 (2004)
  5. 200 TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
  6. NGUYÊN LÝ NỘI KHOA HARISON- TỰ LƯỢNG GIÁ
  7. TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA-LÊ ĐÌNH SÁNG
  8. GIÁO TRINH NỘI KHOA CƠ SỞ- Y THÁI NGUYÊN
  9. BÁCH KHOA THƯ BỆNH HỌC
  10. TỔNG HỢP EBOOK VỀ XÉT NGHIỆM Y HỌC

Sunday, July 17, 2016

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI KHOA

 Đây là cuốn sách khá đồ sộ về chẩn đoán và điều trị BỆNH NỘI KHOA do bệnh viện Bạch Mai xuất bản nhân kỉ niệm 100 năm thành lập !


Link MEGA


      
      Hoặc 2. TẢI TỪNG PHẦN


  •                     PART 1
  •                     PART 2
  •                     PART 3
  •                     PART 4
Link DRIVE

     
    Hoặc 2. TẢI TỪNG PHẦN             

  •                       PART 1
  •                       PART 2
  •                       PART 3
  •                       PART 4

      



                      

Tuesday, July 12, 2016

NHỮNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG HỆ THẬN – TIẾT NIỆU – SINH DỤC

NHỮNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG HỆ THẬN – TIẾT NIỆU – SINH DỤC

HỎI BỆNH – KHAI THÁC CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Là cơ sở đánh giá bệnh và các tình huống chẩn đoán. Tuy nhiên người bệnh thường không có khả năng mô tả chính xác các triệu chứng vì họ thường lo lắng quá mức và hạn chế về hiểu biết. Do vậy muốn phát hiện được những triệu chứng chính xác cần hướng bệnh nhân vào những câu hỏi phục vụ cho mục đích chẩn đoán. Đầu tiên cần làm cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái,cần lắng nghe tìm hiểu lý do bệnh nhân đi khám bệnh.
Hỏi bệnh nhằm tìm hiểu:
Những triệu chứng chính và diễn biến những triệu chứng chính.
Tiền sử bệnh
Tiền sử gia đình.
Các triệu chứng của đường tiết niệu trên (các cơn đau):
Cơn đau quặn thận điển hình:
Vị trí: vùng thắt lưng, sườn lưng, đau lan xuyên, xuống dưới, ra trước có khi lan ra bộ phận sinh dục ngoài.
Khởi phát đột ngột, dữ dội, hoặc xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động nhiều (sau lao động nặng hoặc đi xa)
Các dấu hiệu đi kèm:
Mót tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt.
Nôn, buồn nôn, bụng chướng.
Khám:
Toàn thân: hốt hoảng, vã mồ hôi, có khi có sốt.
Vùng thắt lưng: co cứng khối cơ cột sống, cơ thắt lưng chậu, nửa bụng bên đau co cứng, không có cảm ứng phúc mạc.
Nguyên nhân:
Do ứ căng đột ngột ở đài bể thận phía trên chỗ tắc. Có thể do sỏi, do co thắt, do viêm nhiễm. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn, nằm nghỉ, bệnh nhân sẽ đỡ hoặc hết đau.
Nếu bệnh nhân có sốt là tiên lượng tồi, cần phải theo dõi.
Thể đau không điển hình:

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

ĐẠI CƯƠNG
-        Suy hô hấp (SHH) cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên.
-        Hội chứng này nói lên sự không thích nghi của bộ máy hô hấp.
-        Rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là trong những ngày đầu sau sinh, trong thời gian trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài.
-        SHH cấp hay gặp ở trẻ đẻ non, thấp cân, thai bệnh lí, con của các bà mẹ có bệnh (tim, phổi, thận mạn tính, đái tháo đường).
-        SHH cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các nguyên nhân có thể riêng lẻ hoặc phối hợp, tuỳ theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà có những thể lâm sàng khác nhau.
-        Đây là nguyên nhân chính gây SHH ở trẻ sơ sinh.
-        Trên lâm sàng thể hiện theo các chỉ số của Silverman.
a)      Đường hô hấp trên: Bệnh chủ yếu tại đường thở gây hẹp, tắc đường hô hấp:
-        Chướng ngại vật (tắc mũi do đờm, nhày).
-        Hẹp lỗ mũi sau, phù niêm mạc mũi.
-        Phì đại lưỡi bẩm sinh.
-        Hội chứng Pierre Robin:
+        Thiểu sản xương hàm dưới.
+        Lưỡi to, mất hãm lưỡi.
-        Polyp họng.
-        Bệnh tại thanh quản:
+        Mềm sụn thanh quản, màng nắp thanh môn.
+        Hẹp thanh quản do phù nề.
-        Bệnh tại khí phế quản:
+        Hẹp khí quản.
+        Dò khí - thực quản.
-        Bệnh phổi bẩm sinh:
+        Bất sản phổi, thiểu sản phổi.
+        Phổi chưa trưởng thành.
+        Kén hơi bẩm sinh.
+        Ứ khí phổi.
+        Teo phổi.
+        Thoát vị cơ hoành.
-        Bệnh phổi mắc phải:
+        Hội chứng hít nước ối phân su.
+        Bệnh màng trong.
+        Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi
+        Xuất huyết phổi.
+        Nhiễm trùng phổi.
+        Xẹp phổi.
+        Tràn khí màng phổi, trung thất.
c)      Bệnh do bất thường của lồng ngực: Porak Durant (tạo xương bất toàn).
-        Thoát vị cơ hoành.
-        Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát: do tổn thương thần kinh cơ, giảm tiết Acetylcholin.
-        Hội chứng Werdnig - Hoffamn:
+        Bệnh có tính chất gia đình, di truyền.
+        Thiểu năng tế bào vận động của não gây giảm trương lực cơ toàn bộ.

-        Nguyên nhân:
+        Thông vách liên nhĩ, liên thất lớn.
+        Thiểu năng thất trái.
+        Chuyển hoặc lệch gốc các ĐM lớn.
+        Hẹp ĐMC.
+        Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái...
-        Đặc điểm:
+        Trẻ luôn xanh tím kéo dài, tím môi và đầu chi.
+        Mức độ xanh tím tuỳ thuộc vào Shunt của tim và kiểu dị hình.
+        Khi nhịp thở ổn định, thở O2 100%  không đỡ tím hoặc đỡ tím ít.
+        Có thể nghe tiếng tim, tiếng thổi bất thường, các dấu hiệu suy tim.
-        Chẩn đoán dựa vào: X quang, điện tim, siêu âm tim.

-        Nguyên nhân:
+        Về phía trẻ:
·         Do trẻ bị bệnh não bẩm sinh.
·         Xuất huyết não - màng não.
·         Viêm não, màng não.
·         Phù não.
·         Chấn thương não.
+        Có thể não trẻ không có tổn thương nhưng ảnh hưởng thuốc gây mê, an thần dùng cho mẹ trước đẻ.
-        Đặc điểm:
+        Tím tái, RL nhịp thở kéo dài.
+        Có các triệu chứng về TK kèm theo: co giật, thóp phồng, phản xạ thần kinh bất thường.
+        Tiền sử sản khoa bất thường: đẻ khó, đẻ ngạt, đẻ có can thiệp hoặc có sang chấn sản khoa.

-        Nguyên nhân:
+        RLĐG: hạ Ca++ máu, tăng hoặc giảm Na+, K+ .
+        Toan máu.
+        Tăng hoặc giảm đường máu.
+        Hạ thân nhiệt.
-        Có thể là các rối loạn tiên phát hoặc thứ phát dẫn tới thiếu O2 nặng.
-        Triệu chứng đặc hiệu tuỳ thuộc từng loại bệnh.

-        Thiếu máu do huyết tán (bất đồng nhóm máu mẹ - con), xuất huyết.
-        Đa hồng cầu.
-        RL đông máu.

SHH có thể xuất hiện ngay sau đẻ, sau vài giờ hoặc vài ngày tuỳ vào nguyên nhân gây SHH.
-        Chỉ số Apgar để đánh giá trẻ mới đẻ sau 5 phút, 10 phút và 2 giờ.

                     Điểm
Chỉ số
0
1
2
1. Nhịp tim (lần/phút)
Không có, rời rạc
< 100
> 100
2. Nhịp thở (lần/phút)
Không thở, ngáp
Chậm, thở rên
Khóc to
3. Trương lực cơ
Giảm nặng
Giảm nhẹ
Bình thường
4. Kích thích
Không cử động
Ít cử động
Cử động tốt
5. Màu da
Trắng, tái
Tím đầu chi
Hồng hào
-        Nếu tổng điểm:  
+        < 4: Ngạt nặng. 
+        4 - 6: Ngạt nhẹ.
+        > 7: Bình thường.

-        Được cải tiến từ chỉ số Apgar để đánh giá nhanh, khá chính xác.

                     Điểm
Chỉ số
0
1
2
Nhịp tim (lần/phút)
Không có, rời rạc
< 100
> 100
Nhịp thở (lần/phút)
Không có, ngáp
Chậm, rên
Đều, khóc to

-        Nếu tổng điểm:
+        4: Trẻ khoẻ bình thường.
+        3: Ngạt nhẹ.
+        1 - 2: Ngạt nặng.
+        0: Chết.

-        Trẻ đủ tháng, trẻ nhiều ngày tuổi, phổi đã phát triển đầy đủ, khi có SHH người ta đánh giá mức độ theo chỉ số Silverman

                     Điểm
Chỉ số
0
1
2
Di động ngực bụng
Cùng chiều
Ngực < bụng
Ngược chiều
Co kéo cơ liên sườn
0
+
++
Rút lõm hõm ức
0
+
++
Cánh mũi phập phồng
0
+
++
Tiếng thở rên
0
Qua ống nghe
Nghe được bằng tai

-        Tổng số điểm:
+        < 3: Trẻ không SHH.
+        3 - 5: SHH nhẹ.
+        5: SHH nặng.

-        Nhịp thở nhanh > 60 lần/phút hoặc chậm < 40 lần/phút.
-        Gắng sức của các cơ hô hấp:
+        Co kéo cơ liên sườn, trên và dưới xương ức.
+        Thở ngực bụng di chuyển ngược chiều.
-        Tím:
+        Tím quanh môi, đầu chi, toàn thân.
+        Tím xuất hiện khi PaO2 máu < 70mmHg, hay lượng Hb khử > 5g%.
-        Lồng ngực mất cân đối.
-        Rung thanh tăng trong TKMP.
-        Gõ đục trong TDMP.
-        Chú ý tìm vị trí đập của mỏm tim, nếu có sự thay đổi vị trí hãy nghĩ đến hoặc TKMP hoặc thoát vị cơ hoành.
-        Tiếng thổi ở tim.
-        Sờ ĐM bẹn: chủ yếu trong trường hợp còn ống động mạch.
-        Gan to trong suy tim.
-        Tim:
+        Nhịp tim bị rối loạn hoặc nhanh > 160 lần/phút, hoặc chậm < 100 lần/phút.
+        Ngừng tim nếu PaO2 máu giảm nhiều < 30 mmHg.
-        Não: tình trạng thiếu O2 được biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng như:
+        Vật vã, li bì.
+        Trương lực cơ giảm hoặc mất, co giật.
-        Thận: thiểu niệu hoặc vô niệu do suy thận cấp.

-        Để xác định mức độ nặng của tình trạng SHH và mức độ rối loạn toan kiềm.
-        Có thể dùng:
+        Phương pháp đo nồng độ O2 qua da: phương pháp này dễ thực hiện à điều chỉnh nồng độ O2 của khí thở vào cho phù hợp với trẻ.
+        Đo các chất khí, pH của máu động mạch:
·         PaO2 < 60 mmHg.
·         PaCO2 > 40 mmHg.
·         pH máu < 7,3.
-        Nếu: 
+        PaO2 < 50 mmHg.
+        PaCO2 > 70 mmHg.
+        pH máu < 7.
à xuất hiện các biến chứng như ngừng thở từng cơn, phù não, xuất huyết não,
-        Là triệu chứng quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán SHH.
-        Tốt nhất là chụp tại giường.
-        Thường chụp phổi thẳng.
-        Trong trường hợp nghi ngờ tràn khí màng phổi, cho trẻ nằm nghiêng bên lành và cho tia chiếu song song với mặt phẳng nằm ngang giúp chẩn đoán dễ hơn.

*        Nguyên tắc điều trị:
-        Phải điều trị tích cực tránh di chứng do thiếu O2 tổ chức kéo dài đặc biệt là thiếu O2 não.
-        Gồm có:
+        Ưu tiên điều trị triệu chứng.
+        Điều trị nguyên nhân.
+        Điều trị hỗ trợ.
+        Phòng bệnh.

Có tính chất quyết định khi cấp cứu trẻ sơ sinh bị SHH cấp, phải tiến hành nhanh chóng kịp thời và đồng thời 5 nguyên tắc:
-        Chống thiếu O2.
-        Chống toan máu.
-        Chống rối loạn thân nhiệt.
-        Chống kiệt sức.
-        Chống nhiễm khuẩn.

4.1.1.      Chống thiếu O2: Là khâu cấp bách nhất.
-        Tế bào rất nhạy cảm với tình trạng thiếu O2 trong máu và rất dễ bị tổn thương, nhất là TB não.
-        So với người lớn, trẻ sơ sinh xuất hiện triệu chứng tím tái muộn hơn, khi PaO2 < 50 mmHg. Khi PaO2 < 30 mmHg sẽ có tổn thương tế bào à phải xử trí sớm khi trẻ bắt đầu có khó thở.
b)      Chỉ định: Khi PaO2 < 70 mmHg trong máu động mạch hoặc trẻ tím tái.
-        Lúc đầu nên cho áp lực cao để nhanh chóng nâng PaO2 lên 100 mmHg, đồng thời làm các phế nang bị xẹp phồng lên.
-        Trước khi thở O2 phải chú ý hút đờm dãi ở mũi họng, đảm bảo thông thoáng đường thở.
-        Nồng độ O2 được điều chỉnh phù hợp mức độ SHH: nồng độ O2 thích hợp là từ 30 - 40% đến 100% nếu tím tái nhiều.
-        Nếu tiến triển tốt, đỡ tím tái, khó thở à giảm dần áp lực và nồng độ oxy xuống tới mức bình thường (21%) nhưng vẫn đủ đảm bảo cho trẻ hồng hào và PaO2 > 60 mmHg để hạn chế tai biến thở O2 tới mắt, não, phổi…
-        Đảm bảo độ ẩm của O2 là 80 - 90% bằng hơi nước hoặc đi qua nước sạch
-        Làm ẩm khí thở vào bằng nhiệt độ cơ thể.

-        Sonde qua mũi sử dụng khi:
+        Trẻ tự thở.
+        Có nhu cầu O2 30 - 40%.
+        Lưu lượng 1 l/ph.
-        Mặt nạ áp vào mũi miệng:
+        Dùng khi trẻ có nhu cầu về O2 và cần hô hấp viện trợ.
+        Qua mặt nạ trẻ có thể thở O2 30 – 40 % với lưu lượng 5 l/ph hoặc 100 % với lưu lượng 10 l/ph.
+        Bóp bóng với tần số 40 lần/phút. Chọn mặt nạ vừa khổ mặt bệnh nhân.
-        Lều:
+        Dùng khi BN có tự thở.
+        Nồng độ O2 30 -4 0% với lưu lượng 5 l/ph hoặc 100 % với lưu lượng 10 l/ph.
-        Máy thở:
+        Chỉ định:
·         Ngừng thở kéo dài và tái phát.
·         Bóp bóng không hiệu quả.
+        BN được đặt nội khí quản, thở máy với áp lực dương 20 - 30 cmH2O.
-        Nếu trẻ suy hô hấp nặng: tím tái, có cơn ngừng thở ngắn à bóp bóng qua mặt nạ. Khi trẻ tự thở lại được à bóp bóng hỗ trợ rồi dần dần chuyển sang thở oxy qua sonde (lưu ý tránh bóp bóng ngược chiều với nhịp thở của bệnh nhân).
-        Thở CPAP: thở với áp lực dương liên tục qua mũi.
+        Chỉ định (trong 1 - 2 ngày):
·         Trẻ đẻ non < 1800g tự thở được.
·         Trẻ bị bệnh màng trong tự thở được.
+        Mục đích:
·         Tăng áp lực O2 vào phế nang tạo điều kiện thành lập dung tích dự trữ cơ năng.
·         Sản xuất Surfactan sớm.
-        Thở O2 có áp lực cao gấp 2-3 lần áp suất khí trời trong phòng kín:
+        Chỉ định: BN liệt cơ hô hấp.
+        Mục đích: không khí đi vào phổi mà không cần động tác hít của BN.

-        Luôn luôn được thông thoáng đường thở:
+        Tư thế làm thẳng đường thở: kê gối dưới lưng.
+        Thay đổi tư thế, vỗ rung phổi à tránh ứ đọng đờm dãi, xẹp phổi.
+        Hút đờm dãi đều đặn, ống hút phải đảm bảo vô trùng.
-        Giữ ấm: đảm bảo nhiệt độ cơ thể 36,5 - 37oC.
-        Tránh tối đa những tiêu hao năng lượng không cần thiết:
+        Tránh vận chuyển BN.
+        Tránh trẻ bị đói, lạnh, sốt, vật vã.
+        Tránh dùng các thuốc kích thích cho trẻ.
-        Có thể dùng thuốc an thần nếu trẻ vật vã, kích thích.

-        Để đánh giá hiệu quả của liệu pháp O2, cần theo dõi:
+        Màu sắc da, di động ngực lồng ngực.
+        Nhịp tim, mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ.
+        Đo PaO2, PaCO2, pH trong máu.
àĐảm bảo độ bão hoà O2 trong khoảng 85-95% để tránh biến chứng ngộ độc O2.
-        Nếu sau 30 ph thở O2, trẻ hết tím tái, hồng trở lại chứng tỏ PaO2 đã trở về bình thường à giảm dần nồng độ O2 trong khí thở vào.
-        Nếu sau thời gian đó, BN vẫn tím tái, mạch vẫn nhanh nhỏ à chứng tỏ liệu pháp O2 không có tác dụng à cần tìm và giải quyết các nguyên nhân gây cản trở, thường là suy tim, toan máu, hoặc tổn thương phổi quá nặng.
-        Nếu thở O2 kéo dài > 24h phải theo dõi nồng độ O2 trong khí thở vào và PaO2 vì có thể gây ngộ độc O2 nếu PaO2 > 150 mmHg kéo dài trên 24h:
+        Xơ teo võng mạc ở trẻ đẻ non.
+        Loạn sản phổi phế quản gây SHH mãn ở trẻ sử dụng máy thở kéo dài.

-        Suy hô hấp bao giờ cũng dẫn tới toan máu. Lúc đầu là toan hô hấp, sau đó nếu không điều trị được à toan chuyển hoá rồi toan hỗn hợp mất bù.
-        Chống toan hoá sớm bằng dung dịch Natribicarbonat 14 %o hoặc 42 %o.
-        Số lượng dịch truyền được tính theo công thức:
X mEq = 0,3 x BE x P

                    

P: trọng lượng cơ thể (kg);   BE: kiềm dư.
-        Trong trường hợp toan hô hấp (PaCO2 > 70 mmHg) nên:
+        Kiềm hoá máu bằng dung dịch THAM (Trihydroxy - Methyl - Amine).
+        Kết hợp với dùng máy hô hấp chỉ huy để đưa bớt CO2 ra ngoài.
-        Khi dùng các dung dịch làm kiềm máu nên chú ý:
+        Nên pha lẫn Natribicabonat với Glucose 10% (ít nhất với tỉ lệ 1/1) vì các dung dịch chống toan hoá dễ gây hạ đường huyết.
+        Khi cấp cứu, nên tính số lượng dung dịch Natribicabonat cần thiết:
·         Chỉ dùng 1/3 dưới dạng pha với Glucose rồi tiêm trực tiếp tĩnh mạch.
·         2/3 còn lại cũng pha với Glucose rồi nhỏ giọt tĩnh mạch.
+        Nếu KQ xét nghiệm khí máu sau 30ph còn xấu, hoặc các dấu hiệu LS chưa cải thiện thì phải bù tiếp theo cách trên, có thể nhỏ giọt nhanh hơn.
-        Trong trường hợp “mò”, dùng Natribicabonat 14%o 10 - 15 ml/kg (1mEq/kg).

-        Là điều cần thiết trong điều trị SHH, ngay cả khi cấp cứu (đặt NKQ, hút đờm dãi,…) cũng phải chú ý thân nhiệt của trẻ.
-        Do trẻ sốt hay hạ nhiệt độ đều liên quan đến mất nước, mất năng lượng, toan máu...à Vòng luẩn quẩn dẫn tới suy hô hấp.
-        Trẻ cần nằm trong điều kiện nhiệt độ 28oC, độ ẩm 40% và thân nhiệt luôn giữ 36,5 – 37oC.
-        Nếu trẻ sốt, to ≥ 38,5oC, uống Paracetamol 10 mg/kg/lần, sau 4 - 6h dùng tiếp nếu không hết sốt

4.1.4.      Chống kiệt sức: cung cấp đầy đủ NL cho trẻ bằng đường miệng hoặc đường TM
-        Nguyên lí: trẻ SHH cần nhiều năng lượng vì trẻ thiếu O2, khi thiếu O2 cơ thể chuyển hoá các chất theo đường yếm khí sinh ít năng lượng à chất được huy động chủ yếu là Glucose sau đó là protein và lipid à trẻ nhanh chóng bị kiệt sức, nhất là trẻ đẻ non thiếu cân.
-        Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ:
+        Nhu cầu của trẻ đẻ non: 130 - 140 kcal/kg/ngày.
+        Trẻ đủ tháng: 120 kcal/kg/ngày.
-        Cho trẻ ăn sữa mẹ là tốt nhất:
+        Cho trẻ bú thêm so với hàng ngày từ 15 - 20 ml/kg/ngày.
+        Cho ăn nhiều bữa, ít một.
+        Nếu trẻ không bú được vì khó thở thì đặt sonde dạ dày bơm sữa hoặc nhỏ giọt.
-        Nếu sữa ăn không đủ thì cho glucose 10% (tối đa 13%) nhỏ giọt tĩnh mạch 50 - 60 ml/kg.
-        Cung cấp đủ nước:
+        Đảm bảo đủ lượng nước vào và ra để bù thích hợp: trẻ sốt, thở nhanh nên mất nước nhiều hơn bình thường.
+        Không nên cho nước quá nhiều (> 250 ml/kg/ngày) sẽ gây ra ngộ độc nước, suy thận.
-        Vitamin B1, C.
-        Nếu trẻ kích thích vật vã có thể cho an thần.

4.1.5.       Chống nhiễm khuẩn:
-        Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
-        Nếu không có KSĐ: dùng KS phổ rộng có hiệu quả với VK Gr(-) và Gr(+), phối hợp 5 - 7 ngày.
-        Đảm bảo tốt công tác vô khuẩn trong quá trình chăm sóc, điều trị.

4.1.6.       Các điều trị khác:
Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân mà điều trị:
-        Trợ tim mạch: nếu có suy tuần hoàn.
-        Điều chỉnh RLĐG: Na+, K+,…

-        Điều trị các nguyên nhân gây SHH ở thể tim mạch, thần kinh, nhiễm khuẩn phổi...
-        Tuy nhiên, vẫn còn chưa điều trị được tất cả các nguyên nhân và đề phòng SHH do rối loạn chuyển hoá.
-        Riêng nguyên nhân tại hô hấp đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nên giảm được tỉ lệ tử vong như trong nhiễm khuẩn phổi, hội chứng hít nước ối phân su, xuất huyết phổi và ngay cả bệnh màng trong.
-        Tuỳ theo nguyên nhân mà có biện pháp điều trị thích hợp:
+        Bệnh màng trong: Surfactan.
+        Thoát vị cơ hoành: điều trị ngoại.
+        Tim bẩm sinh: điều trị nội ổn định, xét điều trị ngoại.
+        XHN-MN: điều trị nội hoặc ngoại khoa.
+        Viêm màng não mủ: điều trị kháng sinh.

-        Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị suy hô hấp và tỉ lệ tử vong có giảm nhưng còn cao nên tốt nhất là phòng bệnh.
-        Các biện pháp:
+        Tránh đẻ non, đẻ ngạt.
+        Chăm sóc và quản lý thai nghén tốt.
+        Phát hiện, điều trị sớm, kịp thời suy hô hấp trước, trong và sau khi sinh.