Việc sử dụng đỉa trị liệu đã được dùng ít nhất 2000 năm nay. Thời đại huy hoàng vào thế kỷ 18 và 19 khi dùng đỉa điều trị các bệnh lý bao gồm cả gút, đau đầu, bệnh tâm thần, bệnh béo phì, ho gà và 1 số bệnh khác. Xu hướng giảm dần vào thế kỷ 20
Gần đây, y học hiện đại lại chứng kiến sự trỗi dậy việc ứng dụng đỉa trong trị liệu. Bác sĩ phẫu thuật hiện nay thường sử dụng đỉa để điều trị tắc tĩnh mạch cấp sau ghép da hoặc vá da. Theo đúng nghĩa đen, tắc nghẽn dòng chảy của động mạch dẫn đến thiếu oxy máu và cuối cùng là phẫu thuật thất bại. Dấu hiệu của tắc nghẽn tĩnh mạch cấp tính bao gồm vùng da sẫm hoặc màu tím đổi màu, phù nề, thơi gian đổ đầy mao mạch nhanh và mô tương đối ấm.
Để chống tắc nghẽn tĩnh mạch, đỉa (Hirudo medicinalis) được
áp dụng cho các mô bị tổn thương, cho phép máu được hút ra, phục hồi dòng chảy
động mạch, ngăn ngừa thiếu máu mô và hoại tử. Một con đỉa sẽ hút 5-15 ml máu
trong khoảng 25 phút. Sau khi nó thôi hút, có đến 50ml máu chảy ra từ vết cắn,
điều này gây mất máu thứ phát có lợi cho việc cứu mô. Khi mất nhiều máu có thể
cần truyền máu
Các tuyến nước bọt đỉa tiết ra một số chất tạo thuận lợi cho
các tác động có lợi của liệu pháp này. nước bọt đỉa có chứa chấtchống đông máu
bao gồm hirudin, một chất ức chế thrombin chọn lọc, ngăn chặn sự hình thành huyết
khối. Ngoài ra, một thành phần gây tê làm vết cắn không đau và chất giãn mạch
tương tự histamine làm tăng lưu lượng máu tới mồm đỉa.
Nguồn: BS Phạm Minh