Thursday, June 18, 2015

NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG (PHẦN 3)

Giáo sư Tôn Thất Tùng- Anh hùng lao động, Người thầy thuốc Việt Nam ưu tú

Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10-5-1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế - một miền đất có truyền thống hiếu học. Tận mắt chứng kiến cảnh yếu hèn của vua quan ở Huế, người thanh niên trẻ Tôn Thất Tùng không theo nghiệp học làm quan mà quyết định ra Hà Nội học ở trường Bưởi.
Năm 1932, ông học tại trường Y-Dược, một thành viên của Đại học Đông Dương, đóng tại Hà Nội với suy nghĩ đây là nghề “tự do”, không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Ngày ấy, cả Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự các kỳ thi nội trú. Từ năm 1935, Tôn Thất Tùng được tuyển cùng 10 sinh viên khác làm ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Anh sinh viên y khoa Tôn Thất Tùng là người đầu tiên đấu tranh buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện Hà Nội. Năm 1935, anh là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y-Dược, tức là bệnh viện Việt - Đức hiện nay.

Trong điều kiện học tập khó khăn, các thầy giáo Pháp chủ yếu chú trọng kiến thức sách vở, ít liên hệ tới điều kiện khí hậu và con người bản xứ, trang thiết bị thiếu, lỗi thời, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã phải tự đặt ra cho bản thân những nguyên tắc học tập và làm việc, coi công việc thực tiễn hàng ngày là quan trọng bậc nhất và là nguồn động lực đi vào con đường nghiên cứu khoa học.

Qua học tập, trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt là khả năng quan sát, suy luận, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã phát hiện trong gan của một người bệnh có hàng chục con giun chui ở các đường mật. Với một dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Bằng phương pháp này, trong suốt thời gian từ 1935 đến năm 1939, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên cứu các mạch máu. Rồi ông vẽ lại thành các sơ đồ, đối chiếu chúng với nhau để tìm ra những nét chung. Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án này, ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris (Trường Đại học Y-Dược tại Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận). Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông. Sau này, chính vì biết rõ các cơ mạch trong gan, vào những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới và hiện đại, khác hẳn với những phương pháp trước đây. Vì trước đó, do chưa có mô tả chính xác các mạch máu trong gan nên người ta vẫn quen dùng phương pháp “cắt gan không có kế hoạch”. Ông cho rằng làm như vậy thì thật nguy hiểm, vì cắt xong nếu không đúng mạch, bệnh nhân có thể chết do chảy máu hoặc do hoại tử gan. Để ghi nhận công lao của người đầu tiên đã tìm ra phương pháp cắt gan này, người ta gọi là “Phương pháp mổ gan khô” hay “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Chính vì thế, giáo sư người Pháp nổi tiếng Malêghi trong báo “Lion phẫu thuật”, năm 1964 đã viết: “Trường Đại học Y khoa Hà Nội có thể tự hào đã có hai thành tựu trong lịch sử của mình, một là đã nghiên cứu lần đầu tiên về cơ cấu các mạch trong gan, hai là lần đầu tiên đã thành công trong việc cắt gan có kế hoạch”.

Cách mạng tháng Tám thành công, Tôn Thất Tùng là một trong những trí thức đầu tiên mang hết nhiệt tình xây dựng Trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam DCCH.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông đã hăng hái đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di, ông đã góp nhiều công sức vào việc di chuyển và xây dựng Trường Đại học Y khoa qua nhiều địa điểm, là một trong những người chủ chốt đầu tiên đào tạo đội ngũ thầy thuốc, nghiên cứu khoa học và tổ chức lực lượng phục vụ kháng chiến. Cùng với giáo sư Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần vào việc nghiên cứu, sản xuất Penicilline phụ vụ thương bệnh binh. Năm 1947, ông được Chính phủ cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ông đã cùng tập thể bác sĩ và nhân viên bệnh viện Việt - Đức tham gia cấp cứu cho thương bệnh binh.

Từ sau ngày hòa bình lập lại, để tập trung khả năng vào công tác khoa học - kỹ thuật, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt - Đức, chủ nhiệm bộ môn Ngoại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Với tất cả tâm huyết của mình, giáo sư Tôn Thất Tùng đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp đào tạo các thầy thuốc và chuyên gia giỏi về y học, cho việc xây dựng ngành phẫu thuật Việt Nam, cho công tác nghiên cứu  và phát triển ngành y học của nước ta.

Năm 1958, giáo sư tiến hành thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1959, giáo sư phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi.

Năm 1960, giáo sư là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam.

Năm 1965, giáo sư triển khai thành công việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta.

Giáo sư đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế, được mời giảng bài ở nhiều trường đại học y khoa, được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và Hội những nhà phẫu thuật Lion (Pháp), Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Angiêri. Năm 1977, giáo sư được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế mang tên Lannelongue. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những nhà phẫu thuật xuất sắc thế giới được trao định kỳ 5 năm một lần. Ông vinh dự và xứng đáng là một trong 12 người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được tặng huy chương ấy.




Bên cạnh việc nâng cao mũi nhọn hiện đại của y học, giáo sư luôn quan tâm, nhắc nhở phải giải quyết tốt các công việc cấp cứu thông thường vì điều này liên quan trực tiếp đến tính mạng của người dân. Ngay từ năm 1959, giáo sư đã chủ trương cho thông báo trở lại tuyến dưới những ưu, khuyết điểm trong xử lý các trường hợp viêm ruột thừa, lồng ruột. Từ năm 1963, thông báo về các tai nạn lao động; năm 1965, về tai nạn chiến tranh và năm 1969, về các tai nạn giao thông... để các địa phương và cơ sở phòng tránh và cấp cứu kịp thời, có hiệu quả.

Là một giám đốc bệnh viện ngoại khoa lớn, giáo sư đã sớm chú ý đến việc lựa chọn, bồi dưỡng một lực lượng cán bộ ngoại khoa kế cận, tạo điều kiện cho lớp trẻ vươn lên. Các thế hệ học trò của ông lần lượt trưởng thành. Đó là các bác sĩ Đặng Hạnh Đệ, Tôn Thất Bách, Phạm Hoàng Phiệt, Đỗ Kim Sơn, Đỗ Đức Vân...

Suốt cuộc đời mình, giáo sư Tôn Thất Tùng gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình. Làm việc không biết mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Với những công lao và cống hiến to lớn đối với đất nước, giáo sư Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hai lần Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba và được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2002, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của giáo sư, Bộ Y tế đã thành lập hội đồng xét tặng giải thưởng mang tên ông - Giải thưởng Tôn Thất Tùng.

31 năm đã qua kể từ ngày Giáo sư Tôn Thất Tùng đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những người thầy thuốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam và bạn bè thân thiết trên thế giới mãi mãi ghi nhớ hình ảnh giáo sư với cuộc đời trong sáng, một sự nghiệp vinh quang và những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho nền y học Việt Nam và thế giới.
Nguồn : http://www.moh.gov.vn

Bạn học được gì sau mỗi đêm trực

ĐÊM TRỰC


0 giờ
Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói : Tôi quen anh giám đốc A. Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B. Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy, mình sẽ làm việc chu đáo hơn. Mình đã đáp lời rằng :
- Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi, tên, chức vụ và bệnh của anh.
Ông ta trố mắt ra nhìn mình, phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng : tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.

Bài giảng điện tử sinh lý bệnh y3 đại học y thái nguyên



Đại danh y
Hải Thượng lãn ông
    Lê Hữu Trác.
Bài giảng điện tử sinh lý bệnh Y3
Tải về : TẠI ĐÂY

Một số tài liệu học tiếng anh chuyên ngành

HỘI CHỨNG SINH VIÊN Y KHOA


Để trở thành một sinh viên y khoa thì cực kỳ khó khăn và mỗi bạn cũng phải mất rất nhiều công sức mới có thể đạt được điều đó. Các bạn sinh viên y khoa cần phải biết rằng, trong quá trình học tập sẽ có rất nhiều điều lo lắng và căng thẳng đang chờ đón các bạn. Các bạn sẽ và đang học hàng trăm bệnh lý và các tình trạng khác nhau mà con người có thể mắc phải. Một điều mà nó hoàn toàn độc đáo cho những ai đang học y khoa, nó thực sự là hậu quả của cường độ học tập, đó là hội chứng sinh viên y khoa.

Một tình trạng tâm lý đã có đủ tài liệu dẫn chứng, hội chứng sinh viên y khoa, hội chứng này là một tình trạng đã được báo báo bởi những người học y và những người tự cảm thấy mình có một căn bệnh mà họ đang nghiên cứu. Đôi khi hội chứng này được gọi là một loại bệnh thần kinh (lo lắng quá mức về việc có một căn bệnh nghiêm trọng), và đôi khi nó cũng được gọi là chứng nghi bệnh (một nỗi sợ hãi mắc bệnh vô lý), nó phổ biến với sinh viên y khoa đến nỗi họ phải nghĩ rằng hội chứng “nguy hiểm” này cần phải được đưa vào giáo trình học của họ.


Với kiến thức được học về triệu chứng bệnh đã khiến sinh viên y khoa có thể nhận thấy “đau” không chỉ là “đau” mà nó là triệu chứng của một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Điều này có thể thậm chí tồi tệ hơn khi sinh viên y bắt đầu đi thực tập tại bệnh viện trong thời gian học y của họ (vấn đề này tớ sẽ tiếp tục phân tích trong bài viết sau); điều này có nghĩa là khi sinh viên thực sự thấy người bệnh thật, họ nói chuyện với người bệnh và thảo luận về cách người bệnh cảm nhận thấy, các triệu chứng bệnh của người bệnh, và người bệnh có thể thấy sự cải thiện hoặc tồi đi về sức khỏe của họ như thế nào.

Theo cách tương tự, sinh viên y khoa cũng có thể nghĩ rằng người bệnh có vấn đề bệnh tật nghiêm trọng hơn và bất thường hơn những gì người bệnh thực sự nghĩ. Với một danh sách các triệu chứng có thể có ở một bệnh nào đó phổ biến và không phổ biến thì sinh viên y khoa có nhiều khả năng sẽ quy kết cho người bệnh đang mắc phải bệnh ít phổ biến hơn. Cần lưu ý rằng các bệnh phổ biến hay gặp vì một lý do – nhiều người cùng mắc. Hầu hết thời gian (mặc dù rõ ràng không phải luôn luôn) người bệnh sẽ mắc những bệnh phổ biến nhiều hơn.

Lý do mà sinh viên y khoa thường nghĩ rằng họ có thể bị mắc bệnh là họ thường không có lối sống lành mạnh. Bạn là một sinh viên, bạn ăn thức ăn không vệ sinh, uống Red Bull để giúp bạn vượt qua các bài tập, mất ngủ và bị “nhồi nhét” vào đầu những điều khủng khiếp nhất của bệnh tật xảy ra với những người mà bề ngoài khỏe mạnh và không nghĩ là có bệnh. Nếu bạn có một biểu hiện khó chịu, đau nửa đầu hoặc cảm lạnh… thì bạn rất dễ có “phản ứng không phù hợp” là quy kết các biểu hiện này về những bệnh có thể xảy ra, nhưng thức chất nó không xảy ra. Sinh viên y khoa khi lần đầu tiên được biết chính xác vị trí của ruột thừa và triệu chứng của viêm ruột thừa, đồng thời tự nhiên có biểu hiện đau bụng do co thắt dạ dày vô hại thì thường có lo lắng rằng ruột thừa của mình “sắp vỡ”.

Có khoảng 70 – 80% sinh viên y khoa thông báo họ đã trải qua hội chứng sinh viên y khoa tại một số thời điểm trong quá trình học tập. Họ cũng có thể chẩn đoán cho thành viên gia đình hoặc bạn bè họ một điều xấu sắp đến. Tuy nhiên, nhiều người trong cộng đồng cũng đã cố gắng tự chẩn đoán bệnh kể từ khi có sự ra tăng mạnh internet và các công cụ kiểm tra triệu chứng sẽ dẫn tới kết quả tương tự, “phản ứng không phù hợp”. Hội chứng sinh viên y khoa là một điều gì đó mà bạn cần phải nhận thức được, nhưng nó sẽ không kéo dài mãi, và bạn sẽ hiểu về nó hơn, bạn cần suy nghĩ chín chắn hơn khi bạn cảm thấy không khỏe.

Sunday, June 14, 2015

Cô đơn làm rối loạn chức năng sống và nhận thức



SKĐS - Các nhà khoa học vừa khám phá thêm nhiều hiện tượng mới lạ về bộ não của con người - một bộ phận phức tạp và kỳ diệu nhất mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể hiểu hết được.

Các nhà khoa học vừa khám phá thêm nhiều hiện tượng mới lạ về bộ não của con người - một bộ phận phức tạp và kỳ diệu nhất mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể hiểu hết được. Đây là những hiện tượng lạ do chính não bộ “sao chép” tạo ra.
Chúng ta đều biết sự cách ly là không tốt cho cơ thể và thực tế những người sống cô đơn thường bị tăng huyết áp, dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm và mất trí nhớ. Nỗi cô đơn còn ảnh hưởng đến các chức năng khác như giấc ngủ, sự tập trung cũng như khả năng suy luận. Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng nhất của sự cô đơn phải kể đến là hệ thần kinh. Khoa học không biết chính xác lý do tại sao lại có hiện tượng này, nhưng hiện tượng cách ly hay cô lập triệt để đã tạo ra phản ứng tiêu cực lên cơ thể con người. Cách ly triệt để, chẳng hạn như biệt giam hoặc sống cô đơn ở nơi hẻo lánh... có thể tàn phá tâm trí con người theo nhiều cách, trong đó thủ phạm chính là bộ não con người.
Cô đơn làm rối loạn chức năng sống và nhận thức
Những người bị cách ly quá lâu dễ bị tăng phản ứng tiêu cực trong cơ thể.
Năm 1961, một nhà địa chất trong một chuyến thám hiểm đến dãy Alps, Pháp đã ở lại dưới lòng đất mà không có ánh sáng trong 2 tháng quan sát ảnh hưởng đối với cơ thể. Khi lên mặt đất, các thành viên nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy nhà địa chất này có những thay đổi lạ về tâm trí, đặc biệt là khả năng định hướng thời gian và xuất hiện những ảo giác đáng sợ. Ví dụ, về thời gian, nhà địa chất này cho là mới có 120 giây trôi đi nhưng thực tế là 5 phút. Điều này cho thấy bóng tối khiến con người nhận thức sai lệch về thời gian.
Trong một thí nghiệm khác thực hiện năm 1993, Maurizio Montalbini - một nhà xã hội học người Italia đã thử nghiệm sống 366 ngày trong một hang động dưới lòng đất được Cơ quan Nghiên cứu hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thiết kế để giả lập môi trường không gian. Khi quay lại cuộc sống bình thường, Montalbini cho rằng mới chỉ có 219 ngày. Các nhà khoa học cho rằng bóng tối khiến cơ thể tự điều chỉnh từ 24 giờ sang chu kỳ 48 giờ, trong đó có 36 giờ dành cho hoạt động bình thường và 12 giờ để ngủ.
Vì sao sự cô lập lại khiến não con người thay đổi như vậy? Các nhà tâm lý cho rằng một số vùng trong não bộ đảm nhận nhiệm vụ cảm ứng đã quá quen thuộc với việc xử lý nhiều thông tin cùng một lúc như hình ảnh, âm thanh hay các yếu tố môi trường khác. Nên khi thông tin bị ngắt đột ngột, các dây thần kinh có nhiệm vụ chuyển thông tin tới bộ xử lý trung tâm trong não vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng những thông tin chuyển tải này lại không có ý nghĩa và khi bộ não tìm cách “tổng hợp” các thông tin này sẽ trở nên vô nghĩa. Nói đơn giản, não đã tạo nên một thế giới không có thật. Ngoài ra, những cảm xúc chúng ta có được là do sự giao tiếp cộng đồng, giữa người với người nhưng khi bị cách ly, bị cắt giao tiếp, những cảm xúc sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, giận dữ không được giải tỏa khiến cảm xúc của con người trở nên lệch lạc theo.
(Theo LV/BBC, 5/2015)

200 triệu chứng Nội khoa

Cuốn Ebook 200 triệu chứng Nội khoa với những triệu chứng chính về Tim mạchHô hấpCơ xương khớpThận tiết niệuTiêu hóaHuyết học… Cuốn sách do các bạn sinh viên Y4, Y5, Y6 trường Đại học Y Dược Huế cùng nhau biên tập. Cuốn ebook y khoa này là một tài liệu tham khảo hữu ích với các bạn sinh viên, học viên.
https://lh5.googleusercontent.com/-Oui0XiNuIQU/U_xKygB6MpI/AAAAAAAAIQU/mtqzALiNHW4/s300/ebook%2520200%2520trieu%2520chung%2520noi%2520khoa.JPG
Cuốn sách này chỉ là do một nhóm sinh viên biên soạn, nên chứa nhiều thiếu sót. Những thông tin được tổng hợp từ nhiều sách và chúng tôi đều có chú thích nguồn của những thông tin đó. Chúng tôi mong muốn nó sẽ có ích cho các bạn trong đợt thực tập lâm sàng sắp tới.
Nếu các bạn phát hiện ra những lỗi sai trong sách, hoặc có chỗ nào thắc mắc, xin hãy phản hồi lại cho chúng tôi, để chúng tôi có thể sữa chữa kịp thời. Hoặc trong quá trình học môn Nội Khoa này, các bạn thấy có những thông tin nào hay muốn chia sẻ, những câu hỏi thi lâm sàng hay, thậm chí nếu bạn thấy triệu chứng nào chưa hài lòng và tâm huyết muốn soạn lại thì chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp nhận, để cuốn sách ngày càng hoàn thiện, giúp đỡ tốt nhất cho các thế hệ sinh viên tiếp theo!

Y học thế giới 2014

`Một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng là in 3D, và nó cũng mang lại những bước tiến mới trong y học
Nhìn lại năm 2014, có lẽ sẽ có hai câu chuyện đọng lại nhiều nhất trong trí nhớ - một vì độ “phủ sóng” của nó trên các phương tiện truyền thông, còn một là do giá trị tin tức mà nó mang lại. Cả hai đều liên quan đến hoạt động từ thiện chống lại những căn bệnh có sức tàn phá, nhưng mỗi câu chuyện lại chứa đựng những ý nghĩa khác nhau.
Tất nhiên, chúng tôi muốn nói đến năm của “Thử thách xô nước đá”, một hành động nhằm quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện nghiên cứu bệnh xơ cứng bên teo cơ đã nhanh chóng trở thành một phong trào lan rộng trên các phương tiện truyền thông. Và cũng là năm của dịch Ebola, vụ dịch kỷ lục trong lịch sử, gây ra một thảm họa sức khỏe cộng đồng ở Tây Phi và đe dọa nhiều nước khác.
Những đột phá trong y học - tế bào gốc
Theo thuật ngữ khoa học, giờ đây tế bào của người trưởng thành có thể được đưa trở về “trạng thái tế bào gốc vạn năng chưa biệt hóa,” nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau. Điều này mở ra hy vọng cho lĩnh vực y học tái tạo - tạo ra những mô mới hoặc thậm chí là những cơ quan mới.
Tuy nhiên, bước phát triển lớn này - tạo ra các tế bào gốc vạn năng (iPS) - bị giới hạn trong phạm vi những loại tế bào mà iPS có thể trở thành.
Mặc dù vậy, tháng 1/ 2014, nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Boston, Mỹ công bố một phát hiện mới, qua đó có thể tạo ra tế bào gốc phôi mà không cần phôi.
Những đột phá khác liên quan đến tế bào gốc bao gồm nguồn gốc bệnh Lou Gehrig có thể đã sáng tỏ. Còn có tên là xơ cứng bên teo cơ (ALS), bệnh đã nhận được sự chú ý rộng rãi trong mùa hè năm 2014 - nhờ Thử thách xô nước đá. Đầu năm 2014, các tế bào iPS đã được sử dụng để tạo ra mô hình tế bào thần kinh ALS, mở ra những manh mối về nguồn gốc của căn bệnh này.
Hai nghiên cứu đáng chú ý khác trong năm 2014 cũng liên quan đến tế bào gốc:
- Các nhà khoa học chuyển được tế bào da người trực tiếp thành tế bào não.
- Lần đầu tiên nuôi cấy thành công phổi của người trong ống nghiệm.
Chế độ ăn
Lần đầu tiên có một tin tốt - phát hiện mới nhất trong năm nay - cho thấy có một kiểu chế độ ăn đặc biệt tốt cho sức khỏe:
- Hãy ăn bảy phần trái cây và rau mỗi ngày để giảm nguy cơ tử vong. Ngay khi bạn nghĩ rằng 5 phần mỗi ngày là đủ, thì nghiên cứu dữ liệu từ 65.000 người cho thấy những người ăn thêm 2 phần nữa có số trường hợp tử vong ít hơn.
Không có gì đáng ngạc nhiên là rau và trái cây vẫn đứng đầu về những lợi ích cho sức khỏe
Không có gì đáng ngạc nhiên là rau và trái cây vẫn đứng đầu về những lợi ích cho sức khỏe
- Chế độ ăn Địa Trung Hải tốt hơn chế độ ăn ít béo đối với nguy cơ tim mạch. Các tác giả của nghiên cứu này thấy rằng đặt trọng tâm vào những thứ mà bạn đưa vào chế độ ăn quan trọng hơn là vào những thứ mà bạn loại ra.
Cũng có một nghiên cứu nhỏ liên hệ việc uống trà với tăng cường hoạt động não: Trà xanh có thể tăng trí nhớ làm việc.
Ebola
Như đã nói ở trên, một trong những câu chuyện thời sự nhất của y học trong năm vừa qua là cuộc khủng hoảng Ebola ở Tây Phi, nhưng không phải là toàn những tin xấu:
Vắcxin Ebola được thử nghiệm trên người. Các vắcxin Ebola đang được triển khai cho những thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu, sau khi tác dụng bảo vệ được chứng minh trên khỉ.
Phơi nhiễm hóa chất
Tất nhiên, cũng như các hóa chất trong khói thuốc lá, rất nhiều các hóa chất khác là những độc chất tiềm tàng, như 5 câu chuyện dưới đây:
Hóa chất công nghiệp có thể gây “đại dịch rối loạn phát triển thần kinh” trên toàn cầu.
Hóa chất trong bao bì thực phẩm “có thể gây hại cho sức khỏe của người”.
Phơi nhiễm với độc chất trong môi trường liên quan với tăng tỉ lệ bệnh tự kỷ.
Các nhà khoa học xác định những hóa chất “ưu tiên cao” có thể gây ung thư vú
Hóa chất trong thuốc đánh răng, kem chống nắng “cản trở chức năng tinh trùng”.
Sức khỏe tim mạch
Đáng chú ý trong năm nay là việc tìm ra một loạt những con đường mới để nghiên cứu về tổn thương tim hoặc mạch máu, thông qua nuôi cấy trong ống nghiệm, nuôi cấy trên động vật hoặc biện pháp cơ học:
- Tim người “mini” nuôi cấy trong ống nghiệm có thể mở ra cách chữa khỏi bệnh tim. Tế bào gốc đã có thêm một lợi ích nữa khi chúng được sử dụng để tạo ra “tim” tí hon có nhịp đập - đường kính chừng 1mm và co bóp khoảng 30 nhịp/phút, có thể sử dụng để mô hình hóa bệnh tim.
- “Tim mini” có thể giúp cho những người gặp vấn đề về lưu thông máu. Đây cũng là một loại “tim mini” được tạo ra từ tế bào gốc, lần này nhằm hỗ trợ tại những vị trí đặc biệt ở ngoại vi để đẩy máu lưu thông trong những tĩnh mạch bị tổn thương.
Suy tim: ghép tạng của động vật cho người trở nên “khả thi hơn”. Việc biến đổi di truyền tim của lợn con để đưa chúng trở nên giống với người hơn một ngày nào đó có thể thay thế cho nguồn cung tạng ghép hạn chế hiện nay.
Thiết bị mới cấy trong cơ thể có thể kìm hãm và đẩy lùi suy tim. Đây là một cách tiếp cận cơ học với bệnh tim, một chiếc vòng sẽ bù lại sự suy yếu của tim bằng cách cung cấp thêm một xung đồng bộ quanh động mạch chủ.
HIV
HIV quay trở lại với các hãng thông tấn năm 2014, với những người đã từng nghe nói về “em bé Mississippi”. Được báo cáo lần đầu tiên năm 2013, đây từng được xem là trường hợp nhiễm HIV bẩm sinh đầu tiên “khỏi bệnh” - với thuốc kháng HIV được dùng trong vòng 30 giờ sau sinh đã thành công trong việc loại bỏ mọi dấu vết của vi rút, khiến không cần điều trị thêm nữa:
- Lại phát hiện thấy HIV ở em bé được tin là đã khỏi bệnh. Tin xấu xuất hiện vào tháng Bảy.
- Thất bại trong điều trị HIV ở em bé Mississippi - sự bắt đầu của một chương mới. Các nhà nghiên cứu trong trường hợp này cho rằng thông tin trên không đồng nghĩa với “sự kết thúc của câu chuyện, mà là bắt đầu một chương mới”.
- HIV tái xuất ở em bé thứ hai mặc dù đã khỏi bệnh nhờ điều trị sớm. Em bé Mississippi hóa ra không phải là trường hợp duy nhất - còn có một câu chuyện khác tương tự ở Italy.
Những bước tiến khác về HIV trong năm 2014 bao gồm triển vọng về vắcxin HIV, khi các nhà nghiên cứu tìm ra cách để tạo ra kháng thể “trung hòa” HIV. Và một cách tiếp cận mới xác định nguồn gốc của đại dịch HIV.
Những công nghệ y học tiên tiến
Một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng là in 3D, và nó cũng mang lại những bước tiến mới trong y học:
Tái tạo khuôn mặt cho nạn nhân tai nạn giao thông bằng công nghệ in 3D.
Vật liệu ghép in 3D phục hồi hô hấp cho một em bé.
Kính Google là ví dụ nổi tiếng nhất về công nghệ camera gắn trên kính đeo mắt cho người dùng, nhưng cách tiếp cận tương tự cũng sẽ hữu ích cho người suy giảm thị lực
Kính Google là ví dụ nổi tiếng nhất về công nghệ camera gắn trên kính đeo mắt cho người dùng, nhưng cách tiếp cận tương tự cũng sẽ hữu ích cho người suy giảm thị lực
Công nghệ in 3D khiến điều trị theo đơn đặt hàng trở nên hợp túi tiền hơn.
Những tiến bộ công nghệ gần đây đã vượt ra khỏi các lĩnh vực khác để lấn sân sang y học, bao gồm “kính thông minh cho người khiếm thị”, đang bắt đầu được thử nghiệm trên diện rộng.
Được phát triển dành riêng cho y khoa, nhưng không kém phần tiến bộ, là công nghệ mới trong thẩm tách thận: Thành công cho máy chạy thận nhân tạo sơ sinh đầu tiên của thế giới.
Thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân
Một tổng kết hồi năm ngoái đã thấy rằng công nghệ mang theo người và chạy trên điện thoại thông minh thực sự đã trở thành những công cụ mạnh để theo dõi sức khỏe và quản lý bệnh mạn tính.
“Mang theo người” có thể trở thành “tích hợp” nếu các bước phát triển được tiếp tục theo hướng của hai câu chuyện dưới đây, trong đó công nghệ theo dõi thậm chí còn được đưa gần hơn đến với cơ thể:
Hãy quên thiết bị đeo cổ tay đi, tương lai của việc theo dõi sức khỏe là nằm dưới da.
Thiết bị giống như da, mang theo người theo dõi sức khỏe sức khỏe da và tim mạch 24/7.
Nhưng tiến bộ không giới hạn ở thiết bị theo dõi cá nhân dành cho người lớn - các ứng dụng cũng nhắm vào mục tiêu cải thiện việc chăm sóc sức khỏe trẻ em:
Máy theo dõi em bé “thông minh” mang theo người giúp cha mẹ hiểu con hơn. Thiết bị sẽ theo dõi, tìm hiểu và dự báo thói quen ngủ và những điều kiện ngủ tối ưu của em bé.
Kết nối sức khỏe: chúng ta thu thập dữ liệu tự theo dõi sức khỏe như thế nào? Trong số những câu trả lời cho câu hỏi này trong năm 2014 là Teddy Lính gác - giải pháp đồ chơi thú nhồi bông để theo dõi sức khỏe trẻ em.
Và cuối cùng
Điểm nhấn cuối cùng trong bức tranh của y học thế giới năm 2014 được dành cho những nhà nghiên cứu hàng đầu đã giành được giải thưởng danh giá nhất nhờ những đóng góp của họ cho y học:
Giải Nobel y học năm 2014 được trao cho các nhà khoa học đã khám phá ra “hệ thống định vị toàn cầu nội bộ” của não. Ba nhà khoa học được nhận giải thưởng cho công trình nghiên cứu về “tế bào chỉ chỗ và tế bào kẻ ô” trong não, những tế bào giúp chúng ta xác định được vị trí và phương hướng.
CẨM TÚ (Theo Medicalnewstoday)
Nguồn: Sức khỏe đời sống

Tổng hợp một số tài liệu ngoại khoa



1. Bệnh học ngoại tập 1.YHN
2. Bệnh học Ngoại tập 2:YHN
3. Các bài giảng Ngoại khoa Y Huế ( Hay )
4. Phẫu thuật thần kinh
5. Mổ chấn thương chỉnh hình
6. Phẫu thuật gan mật
7. Bệnh học ngoại khoa Bụng_HVQY

Download

8. Bài Giảng Phẫu Thuật Nội Soi Cơ Bản

Saturday, June 13, 2015

Bệnh MERS

Người bệnh MERS khởi phát với những biểu hiện thông thường như sốt, ho, khó thở; sau đó nặng hơn là viêm phổi, suy hô hấp cấp, có thể bị tiêu chảy rồi suy thận, sốc nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong 35-40%.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Hội chứng viêm hô hấp cấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm nhóm A do một chủng virus mới của họ corona gây nên (MERS-CoV). Nó tương tự như virus gây SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hoặc cảm lạnh thông thường.

Virus MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà, sau đó lạc đà trở thành ổ chứa virus chính lây bệnh tiên phát sang người. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày.

Tổng quan về dịch MERS
Các đường lây truyền virus MERS-Cov. Ảnh: H.A.
Các ca bệnh được ghi nhận đến nay là những người đã sống trong hoặc đi du lịch đến Trung Đông, hoặc tiếp xúc gần với người bệnh. Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp - cần thở máy. Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao.Virus MERS-CoV gây bệnh nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu, người già và người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, ung thư, phổi mãn tính. Tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 35-40%. Trong dịch SARS năm 2003, khoảng 25% người bệnh bị suy hô hấp nặng và 10% tử vong.


Một số người nhiễm virus có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ, gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, triệu chứng khởi phát thường gặp là sốt, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ-khớp. Sau đó bệnh nhân xuất hiện khó thở và tiến triển nhanh tới viêm phổi. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có các triệu chứng tiêu hóa như nôn và tiêu chảy. Một nửa số bệnh nhân tiến triển thành viêm phổi và 10% sẽ nặng thành ARDS - hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

Theo tiến sĩ Kính, giống như SARS, bệnh MERS-CoV hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng và chữa các rối loạn chức năng, trong đó chú trọng điều trị suy hô hấp cấp như thở máy, làm ECMO khi cần thiết và suy thận cấp (lọc máu, duy trì huyết áp, lợi tiểu...). Điều trị hỗ trợ có thể là nhỏ mũi bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường; hạ sốt bằng paracetamol; điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan; sử dụng kháng sinh phổ rộng; tăng cường miễn dịch…

Do đó, tiến sĩ Kính khuyến cáo các bác sĩ cần triển khai những biện pháp điều trị theo đúng phác đồ đã đưa ra đối với điều trị bệnh nhân MERS.

Ca bệnh đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào tháng 4/2012 tại Arabia Saudi. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến nay đã có 1.209 ca mắc, ít nhất 448 người đã tử vong tại 26 quốc gia. Trong đó vùng Trung Đông bệnh xuất hiện ở 9 quốc gia; Mỹ và Châu Âu: 12 quốc gia, Châu Á có 4 quốc gia ghi nhận bệnh nhân MERS gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Tại Hàn Quốc đã có 87 trường hợp mắc, với 6 ca tử vong. 

Cách phòng chống dịch MERS

Tổng hợp một số tài liệu y học hay



13. - Giáo trình bệnh học lao - Y Hà Nội.

15. Bộ bài giảng về mắt - Y Hà Nội 

17. Thần kinh

- Bộ bài giảng thần kinh - Y Dược Cần Thơ 


- Bộ bài giảng thần kinh học - Y Dược HCM 


18. Tai mũi họng

- Giáo trình TMH - Y Huế

- Bộ bài giảng TMH - HVQY


19. Bài Ung Thư Thực quản 

do PGS Huấn . Khoa phẫu thuật tiêu hóa bv Việt Đức, chủ nhiệm Bộ Môn Ngoại ĐH Y Hà Nội viết


24. Bệnh học Nội khoa do sv Y Dược HCM 



41. Chỉ và khâu chỉ ( Phẫu thuật thực hành - Ngoại )




50. Siêu âm sản khoa - Thầy Cường - PGD bv Sản TƯ

51. Sinh lý học - Y Hà Nội

Tập 1: 


Tập 2: 


55. Suy hô hấp sơ sinh - Y Hà Nội 

60. Bệnh học Nội khoa - Y Phạm Ngọc Thạch

65. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ - kHOA TIÊU HÓA Bệnh viện Bạch Mai

73. Thần kinh học Giáo trình giảng dạy Đại học - Bộ Y Tế 

2009
84. Gây mê hồi sức - Y Huế

93. Xử trí cấp cứu RL Nhịp Tim