Sunday, December 19, 2021

Friday, December 17, 2021

Băng gạc thông minh giúp bệnh nhân hồi phục từ xa

 

Băng gạc mới cho phép bác sĩ theo dõi bệnh nhân với vết thương mạn tính từ xa qua ứng dụng di động, nhờ đó giảm thời gian khám bệnh và xét 

Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Singapore tạo ra cảm biến đeo trên người gắn vào băng gạc trong suốt để theo dõi quá trình chữa trị, sử dụng thông tin như nhiệt độ, loại vi khuẩn, độ pH và nhiễm trùng.



"Thông thường khi ai đó có vết thương hoặc loét da, nếu chỗ đó nhiễm trùng, cách kiểm tra duy nhất là quan sát kỹ", Chwee Teck Lim, trưởng nhóm nghiên cứu ở khoa kỹ thuật y sinh của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết. "Nếu bác sĩ muốn có thêm thông tin, họ cần lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra thêm. Vì vậy, những gì chúng tôi đang làm là sử dụng băng gạc thông minh để giảm thời gian kiểm tra từ vài giờ hoặc vài ngày xuống còn vài phút".

Công nghệ "VeCare" sẽ cho phép bệnh nhân hồi phục nhiều hơn ở nhà và chỉ tới gặp bác sĩ khi cần. Băng gạc đang được thử nghiệm trên bệnh nhân bị loét tĩnh mạch hoặc loét ở chân do vấn đề tuần hoàn ở mạch máu. Các nhà nghiên cứu đang thu thập dữ liệu từ vết thương rất hiệu quả. Theo Lim, băng gạc thông minh có thể sử dụng với những vết thương khác, bao gồm loét bàn chân ở người bị tiểu đường.

  (Theo Reuters)

Thursday, December 16, 2021

Biến thể Omicron phát triển nhanh gấp 70 lần Delta ở phế quản

Omicron phát triển nhanh gấp 70 lần Delta ở phế quản

Nghiên cứu của Đại học Hong Kong cho thấy biến chủng Omicron có thể nhân lên trong mô phế quản nhanh hơn 70 lần so với Delta.

"Omicron sao chép tốt một cách đáng kinh ngạc, hơn nhiều so với Delta hoặc virus gốc trong mô phế quản. Điều này góp phần tạo lợi thế trong việc lây lan. Nó lưu hành tốt ở cả những người đã tiêm phòng, đặc biệt là người chưa tiêm liều tăng cường", Jeremy Kamil, phó giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Louisiana Health Shreveport, Mỹ, nhận định.

Wednesday, December 15, 2021

Phát triển loại khẩu trang giúp phát hiện nCoV

 Các nhà khoa học phát triển một loại khẩu trang mới sử dụng kháng thể từ đà điểu để phát hiện nCoV bằng cách phát sáng dưới tia cực tím, giúp xét nghiệm chi phí rẻ tại nhà.

Lớp lọc khẩu trang phát sáng khi có nCoV. Ảnh: SWNS

Lớp lọc khẩu trang phát sáng khi có nCoV. Ảnh: SWNS

Loại khẩu trang không dệt mới có lớp lọc phủ kháng thể đà điểu phát hiện nCoV, dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy loài chim này có khả năng kháng bệnh mạnh. Những kháng thể này được lấy từ trứng đà điểm tiêm nCoV bất hoạt không gây nguy hiểm. Kháng thể truyền sang chim non thông qua lòng đỏ trứng. Kháng thể cũng hình thành nhanh hơn ở đà điểu, chỉ trong vòng 6 tuần so với 12 tuần ở gà.

Trong một nghiên cứu nhỏ của giáo sư Yasuhiro Tsukamoto và cộng sự ở Đại học Kyoto ở phía tây Nhật Bản, các tình nguyện viên đeo khẩu trang trong 8 giờ trước khi lớp lọc được lấy ra và phun hóa chất phát sáng dưới tia cực tím nếu có nCoV. Khẩu trang đeo bởi người nhiễm virus phát sáng quanh vùng mũi và miệng. Nhóm nghiên cứu cho biết đèn LED của điện thoại thông minh cũng có thể dùng để phát hiện virus, cho phép ứng dụng rộng rãi hơn loại khẩu trang này.

Các nhà khoa học hy vọng có thể phát triển loại khẩu trang mới để sản phẩm phát sáng tự động mà không cần đèn chiếu đặc biệt. Đây là dạng xét nghiệm ban đầu nhanh và trực tiếp hơn nhiều so với xét nghiệm PCR, theo Tsukamoto. Khẩu trang phát sáng cũng có thể phát hiện người mang virus không bộc lộ triệu chứng. Thí nghiệm của Tsukamoto và cộng sự kéo dài hơn 10 ngày với 32 bệnh nhân Covid-19.

"Kháng thể đà điểu đặt ở lớp lọc của khẩu trang sẽ giữ lại nCoV khi ho, hắt hơi và uống nước. Tiếp theo, kháng thể đà điểu nhuộm huỳnh quang phản ứng và virus lộ ra khi soi dưới ánh đèn. Chúng tôi cũng thành công trong việc hiển thị kháng nguyên virus trên lớp lọc chứa kháng thể đà điểu bằng đèn LED của điện thoại di động. Điều này khiến việc sử dụng khẩu trang ở nhà rất dễ dàng. Khẩu trang có thể xác nhận sự tồn tại của virus ở người mới nhiễm nCoV trong 8 giờ", nhóm nghiên cứu cho biết.

Tsukamoto đã nghiên cứu đà điểu suốt hai thập kỷ, tìm cách điều chỉnh khả năng miễn dịch của chúng để chống lại bệnh cúm gia cầm, dị ứng và nhiều bệnh khác. Trước đây, Tsukamoto từng tạo khẩu trang giúp phát hiện bệnh cúm lợn.

Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho mẫu khẩu trang đặc biệt. Họ đã lên kế hoạch thương mại hóa bộ kit kiểm tra, bán ở Nhật và nước ngoài trong năm sau. Tuy nhiên, Tsukamoto và cộng sự vẫn chưa tiến hành thử nghiệm bộ lọc khẩu trang trên quy mô lớn. Họ cũng không tiết lộ chi phí sản xuất khẩu trang.

(Theo Mail)

Nhờ đại dịch Covid - 19 nhân loại mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS

 Đại dịch covid - 19 bùng phát mở ra cuộc chạy đua trong công nghệ vaccine, thành quả là công nghệ vaccin dựa tren mARN ra đời. Nhờ công nghệ này hứa hẹn phát triển nhiều loại vaccine đặc hiệu mới phòng bệnh như sốt rét hay HIV thậm chí cả ung thư

Một vaccine HIV thử nghiệm dựa trên mARN, công nghệ phía sau hai vaccine Covid-19 hiệu quả cao, cho kết quả khả quan ở chuột và linh trưởng.accine HIV thử nghiệm dựa trên mARN, công nghệ phía sau hai vaccine Covid-19 hiệu quả cao, cho kết quả khả quan ở chuột và linh trưởng.


https://www.nature.com/articles/s41591-021-01602-4

Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine hôm 9/12 của các nhà khoa học ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) cho thấy vaccine mới an toàn, tạo kháng thể và phản ứng miễn dịch ở tế bào đối với virus giống HIV. Khỉ vàng được tiêm mũi vaccine cơ bản, theo sau là nhiều mũi tăng cường, có nguy cơ phơi nhiễm thấp hơn 79% trước virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ (SHIV) so với động vật chưa tiêm chủng. Nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ Paolo Lusso ở Phòng thí nghiệm giám sát miễn dịch thuộc NIAID cùng với nhiều nhà khoa học ở cùng viện và công ty Moderna.

"Bất chấp nỗ lực của cộng đồng nghiên cứu trên toàn cầu trong gần 4 thập kỷ, vaccine hiệu quả ngăn ngừa HIV vẫn là mục tiêu xa vời", Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Vaccine mARN thử nghiệm này kết hợp một số đặc điểm có thể khắc phục nhiều hạn chế của các vaccine HIV thử nghiệm khác, do đó đây là một phương pháp đầy hứa hẹn".

Vaccine mới hoạt động giống vaccine mARN Covid-19. Tuy nhiên, thay vì mang thông tin mARN đối với protein hình gai của nCoV, vaccine này cung cấp thông tin mã hóa để tạo ra hai protein HIV chủ chốt là Env and Gag. Tế bào cơ bắp ở động vật được tiêm chủng lắp ráp hai protein này để tạo ra hạt giống virus (VLP) với nhiều bản sao của Env trên bề mặt. Dù không thể lây nhiễm do thiếu mã di truyền hoàn chỉnh của HIV, những VLP này tương tự virus HIV về mặt kích thích phản ứng miễn dịch phù hợp.

Trong nghiên cứu với chuột nhắt, hai liều vaccine mARN tạo ra kháng thể vô hiệu hóa virus ở mọi con vật. Protein Env sinh ra ở chuột nhắt từ thông tin mARN rất gần với protein ở virus hoàn chỉnh. Đây là cải tiến lớn so với những vaccine HIV thử nghiệm trước đây. Theo tiến sĩ Lusso, sự hiện diện của nhiều bản sao protein lớp vỏ của virus HIV thật ở mỗi VLP là một trong những điểm đặc biệt mô phỏng sát sao cơ chế lây nhiễm tự nhiên, có thể góp phần tạo ra phản ứng miễn dịch mong muốn.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm vaccine mARN Env-Gag VLP ở khỉ vàng. Liều tiêm vaccine khác biệt giữa các nhóm khỉ nhưng đều bao gồm mũi cơ bản và nhiều mũi tăng cường trong thời gian một năm. Vaccine tăng cường chứa Gag mARN và Env mARN từ hai nhóm virus HIV thay vì một như ở mũi tiêm cơ bản. Nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều biến chủng virus để kích hoạt kháng thể.

Dù liều vaccine mARN khá cao, sản phẩm chỉ tạo ra tác dụng phụ tạm thời rất nhẹ ở khỉ vàng như mất vị giác. Đến tuần 58, tất cả khỉ tiêm vaccine đều phát triển nồng độ kháng thể vô hiệu hóa nhằm vào những chủng phổ biến nhất trong số 12 chủng virus HIV dùng trong thử nghiệm. Ngoài kháng thể, vaccine mARN VLP còn sản sinh phản ứng tế bào T cực mạnh.

Bắt đầu tuần 60, động vật đã miễn dịch và một nhóm khỉ vàng chưa tiêm chủng tiếp xúc hàng tuần với SHIV qua dịch nhầy ở trực tràng. Do linh trưởng không bị ảnh hưởng bởi chủng HIV-1, các nhà khoa học sử dụng một loại SHIV lai trong thí nghiệm do virus đó nhân lên ở khỉ vàng. Sau 13 tuần tiêm chủng, 2 trong số 7 con khỉ đã tiêm miễn dịch không bị ảnh hưởng bởi virus. Những con vật còn lại bị lây nhiễm chậm hơn (trung bình là 8 tuần). Ngược lại, động vật chưa tiêm chủng nhiễm bệnh trung bình sau 3 tuần.

"Chúng tôi đang cải tiến vaccine để nâng cao chất lượng và số lượng của VLP. Điều này có thể làm tăng hiệu quả của vaccine, qua đó hạ thấp số mũi tiêm cần thiết để tạo phản ứng miễn dịch mạnh. Nếu được xác nhận an toàn và hiệu quả, chúng tôi đã lên kế hoạch thử nghiệm vaccine giai đoạn 1 ở tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh", tiến sĩ Lusson chia sẻ.

Sunday, December 12, 2021

Nghiên cứu mới: Viagra có thể dùng để trị bệnh Alzheimer

 

Viagra có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho bệnh lý suy giảm trí nhớ Alzheimer.

Thuốc điều trị rối loạn cương dương Viagra có liên quan đến việc giảm 69% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi xét đến các yếu tố khác như chủng tộc, tuổi tác và giới tính.

Những người đàn ông dùng thuốc Viagra (còn được biết đến với tên chung là sildenafil) có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, hiện cần phải nghiên cứu thêm để có kết luận rõ ràng về mối liên hệ giữa sử dụng thuốc Viagra với việc giảm nguy cơ mắc bệnh lý suy giảm trí nhớ này.

Phát hiện trên được đưa ra sau khi các chuyên gia từ thành phố Cleveland ở Mỹ xem xét dữ liệu yêu cầu bảo hiểm của hơn 7 triệu người và sử dụng mô hình máy tính để tìm ra các loại thuốc có thể hữu ích cho việc điều trị chứng sa sút trí tuệ.

Trưởng nhóm điều tra, Tiến sĩ Feixiong Cheng từ Phòng khám Cleveland, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi chỉ thiết lập mối liên hệ giữa việc sử dụng sildenafil và giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Chúng tôi hiện đang lên kế hoạch cho một thử nghiệm cơ học và một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giai đoạn hai để kiểm tra quan hệ nhân quả và xác nhận lợi ích lâm sàng của sildenafil đối với bệnh nhân Alzheimer".

https://www.nature.com/articles/s43587-021-00138-z

Thuốc Viagra ban đầu được bào chế như một loại thuốc tim, nhưng người ta phát hiện ra rằng, thuốc này cũng làm tăng lưu lượng máu đến dương vật.

Pfizer đã tung loại thuốc này ra thị trường vào năm 1998 và Viagra đã mang lại nhiều lợi nhuận, sinh lợi cho công ty của Mỹ.

Saturday, December 11, 2021

Hình ảnh hiển vi của Omicron lần đầu được công bố

 Các nhà khoa học tại Khoa Vi sinh Đại học Hong Kong ngày 9/12 đã công bố hình ảnh hiển vi đầu tiên của biến chủng Omicron.

Hình ảnh biến chủng được chụp trên một tế bào thận khỉ (Vero E6) nhiễm virus. Các chuyên gia đã phát hành hai phiên bản độ phóng đại cao và thấp.

Độ phóng đại thấp cho thấy tế bào bị tổn thương với các nang sưng lên chứa các hạt virus nhỏ màu đen. Ở độ phóng đại cao có thể thấy tập hợp những hạt virus có protein gai như lớp vương miện trên bề mặt.

Để có được ảnh hiển vi, các nhà khoa học đã tìm cách cô lập Omicron từ những mẫu bệnh phẩm. Đây cũng là phương pháp giúp phát triển và sản xuất vaccine chống lại biến chủng mới.

Trước đó, ngày 27/11, Bệnh viện Bambino Gesu, Italy đã trình bày ảnh so sánh Omicron và Delta. Theo đó, Omicron có nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tích tiếp xúc của nó cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18.

Hình ảnh hiển vi biến chủng Omicron trên một tế bào thận khỉ (Vero E6). Ảnh:  Faculty of Medicine of The University of Hong Kong

Hình ảnh hiển vi biến chủng Omicron trên một tế bào thận khỉ (Vero E6). Ảnh: Faculty of Medicine of The University of Hong Kong

Tuy nhiên, đó chỉ là ảnh đồ họa mô phỏng lượng đột biến khổng lồ của biến chủng mới. Đây là lần đầu tiên giới chuyên gia công bố ảnh hiển vi của một virus sống trên tế bào.

Đến nay, Omicron đã xuất hiện ở hơn 50 quốc gia. Các nhà khoa học lưu ý các thông tin về virus chưa nhất quán, cần thêm thời gian để đưa ra kết luận cuối cùng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/12 cảnh báo Omicron có thể thay thế Delta, trở thành chủng trội toàn cầu, nhưng vaccine hiện tại vẫn đủ hiệu quả.

WHO nhận định Omicron dường như không nghiêm trọng hơn các biến chủng trước đó và không có dấu hiệu nào cho thấy nó né hoàn toàn được vaccine. Tỷ lệ tái nhiễm Omicron ở người cao gấp ba lần các biến chủng đã được phát hiện, theo các chuyên gia Nam Phi.

(Theo Sputnik)

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP NHÂN

Bướu giáp nhân là bệnh lý nội tiết rất thường gặp, đứng hàng thứ hai sau bệnh đái tháo đường. Tần suất bướu giáp nhân phát hiện được qua thăm khám lâm sàng chỉ chiếm khoảng 4–7%, tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm, tần suất nhân giáp phát hiện qua siêu âm có thể lên đến 19–67%.1 Bướu giáp nhân thường gặp ở nữ, gấp 4 lần so với nam, tần suất bướu giáp nhân tăng theo tuổi và gặp nhiều ở vùng có thiếu hụt iod. Biểu hiện lâm sàng của bướu giáp nhân có thể chỉ là một nhân giáp nhỏ, đơn độc được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe tổng quát cần phải loại trừ khả năng ung thư hay là bướu giáp nhân lớn gây triệu chứng chèn ép cần phải can thiệp điều trị. Hơn 90% bướu giáp nhân là lành tính, chỉ 5–10% là ác tính. Do đó, mục tiêu của tiếp cận bệnh nhân bị bướu giáp nhân là phát hiện và điều trị phẫu thuật những bệnh nhân có bướu giáp nhân ác tính hay có triệu chứng chèn ép rõ, đồng thời tránh những điều trị không cần thiết ở những bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính, không có triệu chứng. Thăm khám lâm sàng

Hỏi bệnh sử kỹ càng và thăm khám cẩn thận là bước đầu tiên sau khi phát hiện bướu giáp nhân. Đa số bệnh nhân bị bướu giáp nhân không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ bởi người thân hay bởi bác sĩ khi đi khám các bệnh khác hay phát hiện qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Một số ít bệnh nhân có bướu giáp lớn có thể có các triệu chứng chèn ép như đau, nuốt khó, khó thở, khàn tiếng. Bệnh nhân có tiền căn xạ trị vùng cổ hay tiền căn gia đình bị ung thư tuyến giáp gợi ý nguy cơ ung thư tuyến giáp (bảng 1).

Khám thực thể có thể phát hiện nhân giáp.

Nếu sờ thấy nhân giáp có mật độ cứng, mới xuất hiện và đau thì có thể là nang tuyến giáp xuất huyết hoặc viêm tuyến giáp bán cấp. Nhân giáp không di động kèm với hạch cổ gợi ý có khả năng ác tính. Tuy nhiên, khám lâm sàng chỉ phát hiện được các bướu giáp có kích thước > 1 cm và nằm ở vị trí dễ phát hiện. 50% bướu giáp nhân phát hiện qua siêu âm đã bị bỏ sót qua thăm khám lâm sàng, ngay cả bướu giáp nhân có kích thước > 2 cm cũng bị bỏ sót đến 1/3 số trường hợp.


Cận lâm sàng

Vì khám lâm sàng khó xác định chính xác các đặc điểm của nhân tuyến giáp, các xét nghiệm cận lâm sàng ngày càng được chỉ định rộng rãi, nhất là chẩn đoán hình ảnh như một xét nghiệm thường quy.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Đo nồng độ TSH và FT4. Đa số các bệnh nhân (BN) ung thư tuyến giáp có chức năng bình giáp.

Khoảng 10% bệnh nhân có TSH bị ức chế, gợi ý nhân giáp có chức năng, cần làm thêm xạ hình

tuyến giáp. Nếu TSH tăng thì làm thêm xét nghiệm kháng thể antithyroperoxidase (Anti-TPO) để xác định viêm tuyến giáp Hashimoto. Tuy nhiên BN vẫn cần được chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để loại trừ ung thư tuyến giáp đi kèm. Nếu BN có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp dạng tủy, hoặc đa u tuyến nội tiết týp 2 (MEN 2) thì cần đo thêm nồng độ calcitonin. Không nên đo calcitonin thường quy vì tỉ lệ ung thư tuyến giáp thể tủy hiếm gặp, chỉ gặp ở 1/250 trường hợp bướu giáp nhân.

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán bướu giáp nhân chính xác và được chỉ định thường quy trên lâm sàng. Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các nhân không sờ thấy được trên lâm sàng, xác định là bướu đơn nhân hay đa nhân, đo kích thước các nhân và thể tích bướu giáp, phân biệt các nang đơn thuần có nguy cơ bị ung thư rất thấp với các nhân đặc và nhân hỗn hợp có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn. Siêu âm còn có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán (chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm) cũng như điều trị (tiêm cồn dưới da), và theo dõi hiệu quả điều trị.

Các đặc điểm gợi ý ác tính trên siêu âm bao gồm: bờ không đều, hình dạng không rõ, nhân đặc, phản âm giảm, có nốt vôi hóa và tăng sinh mạch máu trong nhân. Bướu giáp nhân càng có nhiều đặc tính gợi ý ác tính trên siêu âm khả năng ung thư càng cao hơn. Tuy nhiên chỉ siêu âm đơn thuần không thực sự đủ tin cậy trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành tính với tổn thương ác tính.

 Xạ hình tuyến giáp

Thường được chỉ định khi BN có TSH thấp. Ở Việt Nam thường xạ hình với I-131 hoặc Tc-99m. Kết quả xạ hình có thể là nhân tăng chức năng (nhân nóng): tăng bắt chất phóng xạ, gặp ở 10% bướu giáp nhân, hầu hết là lành tính; hay nhân giảm chức năng (nhân lạnh): giảm bắt chất phóng xạ, có nguy cơ ung thư khoảng 5% và nhân ấm: bắt tương đương mô xung quanh. Do đó với những BN có TSH thấp, xạ hình là nhân nóng thì có thể không cần chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.

Các thăm dò khác

Chụp CT scan và cộng hưởng từ (MRI) hiếm khi được chỉ định trong thăm khám bướu giáp nhân do không đủ độ tin cậy để phân biệt tổn thương lành tính với tổn thương ác tính. Nếu BN có bướu giáp chìm sau xương ức, CT scan hay MRI có thể có ích giúp đánh giá chính xác mức độ lan tỏa cũng như mức độ chèn ép khí quản. Hiện nay, ngày càng có nhiều trường hợp bướu nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ khi chụp CT hoặc MRI vùng cổ trong chẩn đoán các bệnh không liên quan đến tuyến giáp. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) là thủ thuật cần thiết giúp phân biệt bướu giáp nhân là lành tính hay ác tính. Đây là một kỹ thuật tương đối an toàn, dễ thực hiện, có thể thực hiện nhiều lần (nếu cần thiết). Tất cả các bướu giáp nhân đơn độc > 1cm nên được làm FNA trừ khi chứng minh được nhân đó là nhân tăng chức năng (TSH giảm và tăng bắt xạ trên xạ hình). Nên thực hiện FNA trên các nhân giáp < 1cm nếu siêu âm nghi ngờ hay có tiền căn gia đình bị ung thư. Đối với bướu giáp đa nhân, FNA được thực hiện trên các nhân có các đặc điểm nghi ngờ ác tính trên siêu âm.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm nên được thực hiện trên các nhân <1 cm có triệu chứng nghi ngờ trên siêu âm, nhân nhỏ khó sờ nắn được, hay trên nhân hỗn hợp có thoái hóa nang.

Kết quả tế bào của FNA có thể được chia thành các nhóm: ác tính, lành tính, trung gian (hay nghi ngờ), tế bào nang hoặc tế bào Hurthle, hay không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Cần thực hiện lại FNA khi không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Khi được thực hiện bởi người có kinh nghiệm, FNA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hơn 95%. Trong nghiên cứu của Ylagan tỉ lệ âm tính giả của FNA khoảng 5%, và dương tính giả khoảng 1%; do đó cần phải theo dõi bướu giáp nhân cho dù kết quả FNA là lành tính.

Nếu bướu giáp nhân tăng kích thước trong quá trình theo dõi, nên thực hiện lại FNA, nhất là dưới hướng dẫn của siêu âm.



Điều trị bướu giáp nhân

Lựa chọn điều trị bướu giáp nhân tùy thuộc vào nguy cơ ung thư, triệu chứng chèn ép và nhân giáp có tăng chức năng hay không. Đa số bướu giáp nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm, tuy nhiên hiện vẫn còn tranh cãi khi nào cần điều trị bướu giáp nhân và lựa chọn biện pháp điều trị nào cho thích hợp.

Điều trị nội khoa ức chế bằng thyroxine

Chỉ định điều trị ức chế bằng thyroxine còn nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu cho thấy điều trị ức chế bằng thyroxine có hiệu quả làm giảm kích thước nhân và ngăn cản sự hình thành các nhân mới ở một số BN, đặc biệt là các BN sống ở vùng thiếu iod. Cũng cần chú ý rằng một số nhân giáp có thể tự thoái triển. Điều trị ức chế bằng thyroxine có nguy cơ gây rung nhĩ, và giảm mật độ xương. Do đó, Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo không điều trị ức chế bằng thyroxine thường quy cho BN có bướu giáp nhân lành tính. Có thể cân nhắc điều trị trên một số đối tượng như BN ở vùng thiếu hụt iod, tiền sử có xạ trị vùng cổ và những BN trẻ lo lắng về nguy cơ phát triển của bướu giáp. Nên đặt mục tiêu TSH ở mức giới hạn thấp của bình thường. Đối với những BN đã có TSH ở mức giới hạn thấp ở bình thường thì điều trị ức chế bằng thyroxine không có lợi.

Không nên điều trị ức chế bằng thyroxine ở BN bướu giáp nhân trên 60 tuổi, có bệnh mạch vành đi kèm, có rối loạn nhịp tim, TSH thấp, BN có bướu nhân to hoặc bướu giáp nhân đã được chẩn đoán từ lâu.

Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật khi kết quả FNA là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp trên lâm sàng (bảng 1). Chỉ định khác là bướu nhân gây ra các triệu chứng chèn ép rõ hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ; bướu nhân nóng kèm theo các triệu chứng cường giáp (bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân hóa độc) cũng có thể cần được phẫu thuật hay điều trị bằng iod phóng xạ. Cũng nên xem xét điều trị phẫu thuật ở những BN có bướu giáp nhân > 4cm vì có thể gây triệu chứng chèn ép và có tỉ lệ FNA âm tính giả cao (13 – 17%). Phẫu thuật nên do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện để giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng (1% bị suy cận giáp, 1% bị tổn thương thần kinh quặt ngược). Điều trị thay thế hormone giáp sau mổ nếu BN có suy giáp.

Điều trị bằng iod phóng xạ (I131)

Điều trị bằng iode phóng xạ được lựa chọn cho những BN có bướu giáp nhân hoạt động (nhân nóng trên xạ hình), có kèm hoặc không kèm theo cường giáp. Chống chỉ định ở BN là phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ thường gặp nhất là suy giáp, gặp ở khoảng 10% BN trong vòng 5 năm sau điều trị, và tăng lên theo thời gian. Đa số nhân giáp không mất đi sau điều trị iode phóng xạ nhưng có thể trở nên cứng hơn và cho kết quả tế bào học bất thường do điều trị iode phóng xạ. Cần kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ mỗi năm để phát hiện sớm suy giáp. Nếu thấy các nhân giáp lớn hơn sau điều trị iode phóng xạ cần phải thực hiện chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA).

Tiêm cồn qua da

Một số nghiên cứu đánh giá tác dụng của tiêm cồn qua da dưới hướng dẫn của siêu âm để điều trị các bướu nhân đặc hoặc u hỗn hợp hoặc nang đơn thuần (hiệu quả hơn). Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 281 bệnh nhân, điều trị bằng tiêm cồn qua da giảm có ý nghĩa kích thước nang giáp so với nhóm chỉ chọc hút dịch (thể tích nang giáp 1 năm sau điều trị tiêm cồn qua da là 5,5 +/- 11,7 mL so với 16,4 +/- 13,7 mL ở nhóm chứng (P<0,001), với tỉ lệ giảm kích thước là 85,6% so với chỉ 7,3% ở nhóm chứng). Tác dụng phụ chính là đau trong lúc thực hiện thủ thuật và ngay sau thủ thuật. Đau mức độ trung bình và nặng có thể gặp ở tỉ lệ lên đến 21% số BN, hiếm gặp hơn có thể gặp tổn thương thần kinh quặt ngược. Do đó tiêm cồn qua da phải được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm.

Tóm lại, đa số bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo

dõi định kỳ bằng siêu âm mỗi 6–12 tháng. Nếu trong quá trình theo dõi có thay đổi đáng kể về kích thước nhân giáp hay có đặc tính nghi ngờ ác tính trên siêu âm, cần thực hiện lại FNA. Điều trị phẫu thuật khi có kết quả FNA là ác tính hay nghi ngờ ác tính hoặc bướu giáp lớn gây triệu chứng chèn ép. Điều trị ức chế bằng thyroxine có hiệu quả hạn chế và chỉ nên dùng đối với một số BN cụ thể.

Tác giả : Trần Viết Thắng

Tài liệu tham khảo

1. Tan GH, Gharib H (1997). Thyroid incidentalomas: management approaches to nonpalpable nodules discovered incidentally on thyroid imaging. Ann Intern Med 126:226–231.

2. Hegedus L (2004). Clinical practice. The thyroid nodule. N Engl J Med 351:1764–1771.

3. Smith-Bindman R, Lebda P, Feldstein VA, và cs. Risk of thyroid cancer based on thyroid ultrasound imaging characteristics: results of a populationbased study. J Intern Med 2013;173(19):1788–95.

4. American Thyroid Association (ATA) Guidelines Task¬force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Can¬cer, Cooper DS, Doherty GM, Haugen BR, Kloos RT, Lee SL, Mandel SJ, Mazzaferri EL, McIver B, Pacini F, Sch¬lumberger M, Sherman SI, Steward DL, Tuttle RM. Re¬vised American Thyroid Association management guide¬lines for patients with

thyroid nodules and differentiated thyroid cancer. Thyroid 2009;19:1167- 214.

5. Ylagan LR, Farkas T, Dehner LP (2004). Fine needle aspiration of the thyroid: a cytohistologic correlation and study of discrepant cases. Thyroid 14:35–41.

6. McCoy KL, Jabbour N, Ogilvie JB, Ohori NP, Carty SE, Yim JH (2007). The incidence of cancer and rate of false-negative cytology in thyroid nodules greater than or equal to 4 cm in size. Surgery 142:837–844.

7. Bennedbaek FN, Hegedüs L. Treatment of recurrent thyroid cysts with ethanol: a randomized double-blind controlled trial. J Clin Endocrinol Metab. 2003;88(12):5773.

8.Frates MC, Benson CB, Charboneau JW và cs. (2005) Management of thyroid nodules detected at US: society of radiologists in ultrasound consensus conference statement. Radiology 237:794–800