Friday, November 9, 2018

Friday, November 2, 2018

Thursday, November 1, 2018

Các marker trong chẩn đoán và theo dõi nhiễm khuẩn

Trong các marker trên có hai marker được đặc biệt quan tâm vì giá trị lâm sàng của nó đó là CRP và PCT.

Wednesday, October 31, 2018

VIỆT NAM ĐÀO TẠO BÁC SĨ BẮT BUỘC ÍT NHẤT 9 NĂM, LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP ??

NẾU VIỆT NAM ĐÀO TẠO BÁC SĨ BẮT BUỘC ÍT NHẤT 9 NĂM SẼ CÓ NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP GÌ ??
Bác sĩ bắt buộc học ít nhất 9 năm:


Ảnh minh hoạ (Dân trí)
1. Đó là điều tốt vì:
- Thực tế ngành Y là để cứu chữa người, phải học hành rất vất vả và cần thời gian học thực hành đủ lâu trước khi đủ cứng cáp để hành nghề trên bệnh nhân. Bao năm nay ta đều thừa nhận bác sĩ 6 năm ở Việt Nam là hầu như chưa đủ để chữa bệnh lúc mới ra trường.
- Hầu hết các nước trên thế giới đều học Y với thời gian tương tự hoặc dài hơn, mặc dù kết quả đào tạo có thể là đại học hoặc sau đại học (quá nhiều bài nói về điều này rồi). Như vậy giúp chúng ta hội nhập, dĩ nhiên còn vô số thứ khác trong chương trình và thực tiễn đào tạo nữa mới hội nhập được.
2. Kéo dài 9 năm mới gọi là bác sĩ nghĩa là: Tất cả SV phải thực hành lâu hơn, nói trắng ra là tất cả phải làm nội trú bệnh viện. Câu hỏi chưa có lời giải: Các BV có đủ chỗ và nhân lực để tất cả sinh viên Y học tiếp nội trú không (hẳn là không), họ có trả tiền lương cho SV nội trú (rất đông) không, nếu không thì sống kiểu gì, đi vay tiền à (vì làm thêm là quá khó với 2 chữ Nội trú)?
3. Học 9 năm xong rồi sao, lương bao nhiêu. Lại một câu hỏi chưa có lời giải, chúng ta không thể trả lương 1 người có trí tuệ cao, học 9 năm với mức khởi điểm 2,34 được. Đó là sự VÔ LÝ khủng khiếp. Như vậy để kéo dài 9 năm thì cần phải thay đổi cả cơ chế tiền lương, một thứ quá vĩ mô.
4. NHƯNG bản chất cái cần thiết không phải là số năm đào tạo, mà là: Chất lượng đào tạo. Chúng ta còn tồn tại vô số vấn đề trong chất lượng đó là: kỹ năng lâm sàng chưa đảm bảo (chúng ta đưa ra cả trăm kĩ năng cần đạt nhưng ko ai chứng nhận 100 kĩ năng đó cả, mà ko chắc có dạy 100 kĩ năng đó ko nữa), kiến thức y khoa rời rạc học trước quên sau, chẳng biết học môn X nào đó để làm gì (do ctrinh học rời rạc, ko logic và tích hợp, không có định hướng rõ ràng), kĩ năng làm việc nhóm và chuyên nghiệp trong làm việc cực thấp, các kĩ năng mềm cũng ko được chú trọng, tiếng Anh chưa phải là ngôn ngữ để học và giảng dạy thì SV ra trường khó mà giỏi tiếng Anh chuyên ngành được... ngoài ra chưa kể trình độ giảng viên, phương pháp đào tạo lạc hậu không sâu sát, đánh giá và lượng giá đào tạo, thi cử còn rất nhiều bất cập, khó khăn. Chúng ta cũng chưa có những môi trường học thuật chuyên nghiệp và đúng nghĩa ngay từ những thứ nhỏ bé nhất.
Tóm lại, chúng ta cần vô số TIỀN và CÔNG SỨC để thay đổi những vấn đề này, mà trong đó con số 8-9-hay 10 năm chỉ là một thứ nhỏ bé mà thôi
( Trên đây là ý kiến của Bác sĩ Nguyễn Phương Thanh (Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội .Nguồn : Facebook)
Vậy chương trình đào tạo y khoa ở nước ngoài ra sao?

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐÀO TẠO Y KHOA TẠI MỸ
Chương trình đào tạo BS tại Mỹ có thể tóm tắt thành 3 giai đọan:
1. Đại Học (Pre-medicine):
Tối thiểu 4 năm. Để vào trường Y, các SV phải tốt nghiệp ít nhất bằng ĐH ( thường là B.S. hoặc B.A.). Kết quả kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), cộng thêm làm thiện nguyện, các họat động ngọai khóa, làm cộng đồng, nghiên cứu, và kết qủa phỏng vấn là các yếu tố để được chọn vào trường Y khoa sau 4 năm ĐH.

2. Trường Y (Văn bằng TS Y khoa Doctor of Medicine, M.D.):
Kéo dài 4 năm và chia làm 2 thời kỳ. 2 năm đầu tập trung học khoa học căn bản xen kẽ với thực tập tại bệnh viện. 2 năm cuối thực tập với tất cả các khoa và chuyên ngành. Để được lên năm 3, SV Y phải thi đậu USMLE 1. Để tốt nghiệp, SV bắt buộc phải đậu USMLE 2 và USMLE CS. Điểm USMLE 1,2, và CS dùng để nộp khi xin vào nội trú.

3. Nội trú (Residency or Fellowship)- chuyên khoa:
Còn gọi là Graduate Medical Education, bao gồm residency và fellowship. Nội trú residency bao gồm tất cả chuyên khoa. Fellowship bao gồm các chuyên khoa sâu sau nội trú. Tất cả các BS muốn hành nghề tại Mỹ phải học nội trú . BS nội trú được trả lương hằng năm, trung bình khỏang 40,000 USD/năm. Chương trình nội trú kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên ngành. Trong thời gian này, các BS sẽ thi USMLE 3, là kỳ thi cuối để chứng nhận lấy bằng hành nghề. 
Vai trò và trách nhiệm của BS nội trú:
Bs nội trú tại Mỹ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm gần như tương đương với BS có bằng hành nghề (licensed physician). Tùy theo số năm nội trú mà quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. BS nội trú kê toa, chuẩn đoán, và mổ xẻ dưới sự theo dõi của BS trực (attending physician). Vì là công việc hợp đồng nên các BS nội trú được trả lương theo năm (lãnh tiền mỗi 2 tuần) như bất kỳ nhân viên nào của bệnh viện và được hưởng các chế độ bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ, và bảo hiểm cho thân nhân. Các bệnh viện (BV) tại Mỹ dựa vào các BS nội trú để tồn tại và phát triển. Lý do vì các chương trình bảo hiểm liên bang (ví dụ như Medicare) trả tiền đào tạo BS nội trú cho BV. Càng nhiều chương trình nội trú và nhiều BS nội trú thì BV càng uy tín và nhận được nhiều tiền từ chính phủ hơn. Thêm nữa, các BS nội trú khám và chữa bệnh cho BV, giảm gánh nặng trả lương cho các BS chính thức. Ngược lại, các BS nội trú được trả lương (mặc dù không nhiều, từ $40,000-50,000/năm), và được học tập chuyên môn.
Các BS nội trú làm việc khoảng 50-60 giờ/tuần. Có những chuyên ngành như phẫu thuật (ngoại) có thể kéo dài đến 80 giờ/tuần. 

Hy vọng thay đổi trong chương trình đào tạo ở Việt Nam kèm theo thay đổi về chế độ đãi ngộ và hỗ trợ xứng đáng cho nhân viên y tế nói chung và bác sĩ nói riêng...

Saturday, February 17, 2018

Sinh viên Y khoa kể chuyện trực Tết trong bệnh viện

 Khi sinh viên các trường về quê đón Tết bên gia đình, những bạn trẻ đến từ Đại học Y Hà Nội lại lặng lẽ vào bệnh viện trực Tết. Họ muốn giúp đỡ bệnh nhân trong ngày đầu năm mới.


Đón Tết ở bệnh viện là một trong những yêu cầu đối với sinh viên Y khoa. Đào Dũng Trí (Đại học Y Hà Nội) kể nam sinh đã có những đêm thức trắng ở bệnh viện nhưng trực Tết luôn đem đến những cảm xúc khác hẳn ngày thường.

Đón Tết trong bệnh viện

Trí cho biết khoa Cấp cứu thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân tai nạn giao thông trong đêm giao thừa và những ngày đầu năm mới.
“Áp lực với bác sĩ cấp cứu trong những ngày này rất lớn. Tết là dịp mọi người nghỉ ngơi bên gia đình, các y, bác sĩ và cả sinh viên thực tập lại phải làm việc gấp 2 đến 3 lần bình thường”, Trí cho hay.
Các bác sĩ và sinh viên Y trực Tết. 

Sunday, January 7, 2018

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRONG CẤP CỨU


CƠ SỞ SINH HÓA CỦA MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN


                                                                           TẢI VỀ




Gan là một cơ quan đóng vai trò tích cực trong chuyển hoá các chất, là nơi tổng hợp và phân ly các chất để cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Các chức năng của gan liên quan mật thiết với nhau. Do vị trí quan trọng và các đặc điểm chuyển hoá trên nên bệnh lý hệ thống gan mật gây rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. Các xét nghiệm chức năng gan có nhiều, cần phải chọn lựa và phối hợp sử dụng để đạt hiệu quả tốt.

Gan là cơ quan lớn nhất cơ thể, trọng lượng trung bình 2 kg (chiếm khoảng 3% thân trọng). Lượng máu lưu thông qua gan rất lớn, 1 - 2lít/phút, khoảng 1/3 lượn máu lưu thông toàn cơ thể. 

Gan có nhiều chức năng: bài tiết mật, chuyển hoá các chất, khử độc, dự trữ máu, tham gia quá trình đông máu và tạo máu thời kỳ bào thai.

Các xét nghiệm hoá sinh hệ thống gan mật rất đa dạng, chức phận hoá sinh của gan rất phong phú nên không một xét nghiệm nào thăm dò hoàn chỉnh cho từng chức năng. Do vậy cần phối hợp nhiều loại xét nghiệm và các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh của hệ thống gan mật.
Các xét nghiệm hoá sinh thường dùng trong chẩn đoán bệnh gan mật

- Xét nghiệm về protein: định lượng protein, globulin, điện di protein, xác định một số yếu tố đông máu qua thử nghiệm Quick, phản ứng Gros, Maclagan...

- Xét nghiệm bilirubin máu và tìm sắc tố mật, muối mật trong nước tiểu.

- Các xét nghiệm enzym: xác định hoạt độ enzym transaminase, esterase, amylase, OCT, LDH, (GT... trong huyết thanh.
- Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid trong huyết thanh. - Nghiệm pháp tăng glucose máu, nghiệm pháp galactose niệu, nghiệm pháp BSP...