Friday, November 4, 2016

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hô Hấp


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em



Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu



Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng



Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút A

Tài liệu Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em

Tài liệu này mô tả nguyên tắc và thực hành điều trị tiêu chảy, được sử dụng cho cán bộ các tuyến trực tiếp làm công tác điều trị và chăm sóc trẻ tiêu chảy

H­ướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2





Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý Huyết học



Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa



Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – Chuyển hoá



Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng bệnh Lao



Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Ngộ độc


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Thận – Tiết niệu

MỤC LỤC
1. Protein niệu.
2. Protein niệu ở thai kỳ.
3. Đái máu
4. Hội chứng thận hư nguyên phát ở người trưởng thành
5. Bệnh thận IgA.
6. Viêm thận Lupus
7. Bệnh thận đái tháo đường
8. Viêm thận bể thận cấp.
9. Chẩn đoán và điều trị nội khoa sỏi thận tiết niệu
10. Ứ nước, ứ mủ bể thận
11. Viêm bàng quang cấp
12. Viêm niệu đạo cấp không do lậu
13. Viêm ống kẽ thận cấp
14. Viêm tuyến tiền liệt cấp.
15. Nang đơn thận
16. Thận đa nang
17. Tăng kali máu trong bệnh thận
18. Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn.
19. Tổn thương thận cấp
20. Suy thận cấp
21. Bệnh thận mạn
22. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
23. Thiếu máu ở bệnh thận mạn.
24. Điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin ở bệnh thận mạn
25. Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính
26. Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu.
27. Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo
28. Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú
29. Chẩn đoán và xử trí ban đầu viêm phúc mạc ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
30. Thải ghép thận cấp

Wednesday, November 2, 2016

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp

Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp” được xây dựng với sự nỗ lực cao của các nhà khoa học đầu ngành về cơ xương khớp của Việt Nam. Tài liệu bao gồm 39 bài hướng dẫn một số bệnh về cơ xương khớp. Trong đó, tập trung vào hướng dẫn thực hành chẩn đoán và điều trị, vì vậy sẽ rất hữu ích cho các thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa trong thực hành lâm sàng hàng ngày.


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng

Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng” được xây dựng với sự nỗ lực cao của các nhà khoa học đầu ngành về tai mũi họng của Việt Nam. Tài liệu bao gồm 63 bài hướng dẫn một số bệnh về tai mũi họng. Trong đó, tập trung vào hướng dẫn thực hành chẩn đoán và điều trị, vì vậy sẽ rất hữu ích cho các thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa trong thực hành lâm sàng hàng ngày.


Cập nhật điều trị nhiễm trùng tiểu

Cập nhật điều trị nhiễm trùng tiểu
DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Lược dịch)
                                                                                              Khoa Dược- BV Từ Dũ
1. Tóm tắt
Nhiễm trùng tiểu rất phổ biến ở phụ nữ và được phân loại thành cấp tính (không phức tạp), tái phát hoặc phức tạp. Do đề kháng kháng sinh tăng, điều trị bằng Beta-lactam trở nên kém hiệu quả hơn. Đã có các báo cáo về việc điều trị nhiễm trùng tiểu bằng sử dụng chất ức chế Sodium-glucose cotransporte 2 (SGLT2). Điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp ngày càng trở nên khó khăn vì tăng tần suất đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm.  2 kháng sinh IV (đường tĩnh mạch) loại mới (Xerbaxa, Avycaz) cho thấy có tiềm năng khắc phục tình trạng đề kháng kháng sinh với thuốc uống. Cả thuốc kết hợp kháng sinh với 1 chất ức chế beta-lactamase cũng cho thấy nhiều triển vọng trong cuộc chiến chống nhiễm trùng gram âm đề kháng.
2. Giới thiệu
Nhiễm trùng tiểu là 1 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong cả cộng đồng và môi trường bệnh viện. Khoảng 11% phụ nữ ở Hoa Kỳ được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng tiểu 1 lần trong năm. Xác suất mắc nhiễm trùng tiểu suốt đời ở phụ nữ là 60%.
3. Điều trị
Trước đây, điều trị viêm bàng quang cấp tính không phức tạp bằng kháng sinh từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy 1 đợt trị liệu bằng kháng sinh 3 ngày cũng cho hiệu quả tương đương 1 đợt trị liệu bằng kháng sinh kéo dài hơn, với hiệu quả hơn 90%. Do tăng đề kháng kháng sinh, trị liệu bằng Beta-lactam  như Cephalosporin thế hệ 1 và Amoxicillin đã trở nên kém hiệu quả hơn những kháng sinh được liệt kê đưới đây:
Bảng 1: Phác đồ điều trị Viêm bàng quang cấp tính không phức tạp
Kháng sinh
Liều dùng (uống)
Bình luận và tác dụng không mong muốn
Trimethoprim-sulfamethoxazole
 (TMP-SMZ)
1 viên (160mg TMP-800mg SMZ) 2 lần/ ngày x 3 ngày
Sốt, nổi mẫn đỏ, nhạy cảm ánh sáng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, chán ăn, buồn nôn và nôn, ngứa, nhức đầu, nổi mề đay, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc
Trimethoprim
100 mg 2 lần/ ngày x 3 ngày
Phát ban, ngứa, nhạy cảm  ánh sáng, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc, viêm màng não vô khuẩn.
Ciprofloxacin
250mg 2 lần/ ngày x 3 ngày
Phát ban, hay quên, co giật, bồn chồn, nhức đầu, quá mẫn nặng, hạ đường huyết, tăng đường huyết, đứt gân Achilles (ở bệnh nhân trên 60 tuổi); kiểm tra tương tác thuốc
Levofloxacin
250 mg 1 lần/ ngày x 3 ngày
Tương tự Ciprofloxacin
Norfloxacin
400mg 2 lần/ ngày x 3 ngày
Tương tự Ciprofloxacin
Nitrofurantoin macrocrystals
50-100 mg 2 lần/ ngày x 7 ngày
Chán ăn, buồn nôn, nôn, quá mẫn cảm, bệnh thần kinh ngoại vi, viêm gan, thiếu máu tán máu và phản ứng phổi
Nitrofurantoin
Monohydrate
macrocrystals
100 mg 2 lần/ ngày x 7 ngày
Tương tự Nitrofurantoin macrocrystals
Fosfomycin tromethamine
3 g ( bột) liều duy nhất
Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phát ban, quá mẫn.

Nhiễm trùng tiểu tái phát được định nghĩa là nhiễm trùng tiểu 2 lần hoặc nhiều hơn trong 6 tháng, hoặc 3 lần hoặc nhiều hơn trong 12 tháng. Chiến lược để dự phòng nhiễm trùng tiễu tái phát là dự phòng duy trì, dự phòng sau giao hợp, tự điều trị cấp tính. Chiến lược dự phòng duy trì bao gồm sử dụng kháng sinh 1 lần/ ngày, cách 2 đêm 1 lần hoặc 3 đêm mỗi tuần. Chiến lược này có thể làm giảm nhiễm trùng tiểu tái phát 95%, nhưng có thể có liên quan đến đề kháng của các vi sinh gây bệnh đường tiết niệu. Các dự phòng sau giao hợp tùy chọn bao gồm uống 1 liều kháng sinh duy nhất trong vòng 2 giờ giao hợp và có thể có lợi nhất cho phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng tiểu trong 24 đến 48 giờ sau giao hợp. Các bệnh nhân đã có hồ sơ ghi nhận rõ ràng, bệnh nhân có thể được kê 1 đợt trị liệu kháng sinh 3 ngày và bắt đầu điều trị khi triệu chứng xuất hiện.
Nhiễm trùng tiểu có biến chứng và đề kháng kháng sinh
Bảng 2. Phác đồ điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp
Thuốc
Liều dùng
Cảnh báo
Lưu ý
Ceftolozane 1 g và tazobactam 0,5g
(Zerbaxa 1,5g)

IV 1,5 g mỗi 8 giờ, truyền trong vòng 1 giờ trong 7 ngày. Đòi hỏi hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có CrCl ≤ 50 ml/ phút
Kiểm tra tính quá mẫn trên bệnh nhân các phản ứng với nhóm Cephalosporins, Penicillins, hoặc Beta-lactam. Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và sốt.
Hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp, gồm viêm bể thận, do vi khuẩn Gram âm như: E. coli,
Klebsiella species, Proteus mirabilis,
và  Pseudomonas aeruginosa
Ceftazidime 2 g và avibactam 0,5g
(Avycaz 2,5 g)
IV 2,5 g mỗi 8 giờ, truyền trong  vòng 2 giờ trong 7-14 ngày. Đòi hỏi hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có CrCl ≤ 50 ml/ phút
Kiểm tra tính quá mẫn trên bệnh nhân các phản ứng với nhóm Cephalosporins, Penicillins, hoặc Beta-lactam. Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là nôn, buồn nôn, táo bón và bồn chồn
Hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp, gồm viêm bể thận, do vi khuẩn Gram âm như: E.coli, Klebsiella species, Citrobacter
koseri, Enterobacter aerogenes,
Enterobacter cloacae, Citrobacter
freundii, Proteus species và  .
aeruginosa

Ciprofloxacin
Uống: 20-40 mg/kg/ ngày, chia làm 2 lần, cách mỗi 12 giờ trong 10-21 ngày (tối đa: 1.500mg / ngày);
IV: 6-10mg/kg/ngày mỗi 8 giờ trong 10-21 ngày (liều tối đa: 400mg)
Hoa Kỳ cảnh báo trên nhãn: Báo cáo về viêm gân hoặc đứt gân có liên quan đến kháng sinh Quinolon. Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm chóng mặt, mất ngủ, căng thẳng, buồn ngủ, sốt, phát ban, gặp vấn đề trên đường tiêu hóa và tăng AST/ALT
Liều dùng áp dụng cho nhiễm trùng tiểu phức tạp hoặc viêm bể thận: 30-40 mg/ kg/ ngày dành riêng cho các bệnh nhiễm trùng nặng. Không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu ở trẻ em.
Fosfomycin
3 g mỗi 2-3 ngày trong 3 liều (bệnh nhân nam)
Đa liều chủ yếu được sử dụng trên bệnh nhân nam
Dòng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm
 E. coli và Enterococcus faecalis. Chỉ định này không được FDA phê duyệt
Levofloxacin
250 mg 1 lần 1 ngày trong 10 ngày hoặc 750 mg 1 lần 1 ngày trong 5 ngày; làm bệnh nhược cơ nghiêm trọng hơn; tránh dùng (suy nhược cơ hô hấp)
Hoa Kỳ cảnh báo trên nhãn: Báo cáo về viêm gân
(xem Ciprofloxacin)
Tình hình đề kháng kháng sinh tại mỗi địa phương khác nhau
TMP-SMZ
1 viên Double-strength mỗi 12 giờ trong 7-10 ngày
Tư vấn cho bệnh nhân uống với khoảng 240ml nước để  ngăn ngừa tác dụng không mong muốn trên đường sinh dục bao gồm sỏi niệu
Khoảng thời gian điều trị lên đến 14 ngày  trong viêm bể thận. Sử dụng cho điều trị nhiễm trùng do E coli,
Klebsiella  và Enterobacter species,
Morganella morganii, P mirabilis,và
Proteus vulgaris, nhưng thay đổi theo tình hình đề kháng kháng sinh ở địa phương.

Nitrofurantoin
Không có thay đổi liều so với nhiễm trùng không phức tạp. 50-100 mg / liều mỗi 6 giờ trong 7 ngày hoặc ít nhất 3 ngày sau khi nước tiểu vô trùng
Không phù hợp cho sử dụng trên bệnh nhân lớn tuổi. Sử dụng cẩn trọng trên bệnh nhân thiếu G6PD. Chống chỉ định cho trường hợp  CrCl < 60 ml/ phút
Điều trị nhiễm trùng do E. coli, Staphylococcus aureus, and
Enterococcus, Klebsiella và
Enterobacter species.
Dạng tinh thể to hấp thu chậm hơn vì hòa tan chậm hơn

4. Kháng sinh IV mới
Tháng 12 / 2014, FDA đã phê duyệt 1 thuốc mới trong điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp. Zerbaxa kết hợp 1 kháng sinh diệt khuẩn (Ceftolozane) và 1 chất ức chế beta-lactamase   (tazobactam) để chống đề kháng kháng sinh.1 nghiên cứu gần đây, thử nghiệm pha 3, đã so sánh Zerbaxa với Levofloxacin và  cho thấy Zerbaxa vượt hơn hẳn Levofloxacin trong việc đạt các kết cục lâm sàng và tiêu diệt vi khuẩn. Sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao trong chống vi khuẩn đa kháng hoặc vi khuẩn đã kháng với Levofloxacin. Cụ thể, chỉ có 2,7% vi khuẩn Gram âm đề kháng với Zerbaxa, so với 26,7 % đề kháng với Levofloxacin. Tác dụng không mong muốn phổ biến là buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và sốt.
5. Kết luận
Sự ra đời của 2 kháng sinh IV mới có hoạt tính chống vi khuẩn đa kháng là một bổ sung vào trị liệu bằng thuốc trong nhiễm trùng tiểu.
 Tài liệu tham khảo
 Urinary Tract Infections Causes and Treatment Update. Michelle Lamb, US Pharmacist, 2016; 41 (4): 18-21. www.medscape.com/viewarticle/863716