Sunday, January 7, 2018

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRONG CẤP CỨU


CƠ SỞ SINH HÓA CỦA MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN


                                                                           TẢI VỀ




Gan là một cơ quan đóng vai trò tích cực trong chuyển hoá các chất, là nơi tổng hợp và phân ly các chất để cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Các chức năng của gan liên quan mật thiết với nhau. Do vị trí quan trọng và các đặc điểm chuyển hoá trên nên bệnh lý hệ thống gan mật gây rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. Các xét nghiệm chức năng gan có nhiều, cần phải chọn lựa và phối hợp sử dụng để đạt hiệu quả tốt.

Gan là cơ quan lớn nhất cơ thể, trọng lượng trung bình 2 kg (chiếm khoảng 3% thân trọng). Lượng máu lưu thông qua gan rất lớn, 1 - 2lít/phút, khoảng 1/3 lượn máu lưu thông toàn cơ thể. 

Gan có nhiều chức năng: bài tiết mật, chuyển hoá các chất, khử độc, dự trữ máu, tham gia quá trình đông máu và tạo máu thời kỳ bào thai.

Các xét nghiệm hoá sinh hệ thống gan mật rất đa dạng, chức phận hoá sinh của gan rất phong phú nên không một xét nghiệm nào thăm dò hoàn chỉnh cho từng chức năng. Do vậy cần phối hợp nhiều loại xét nghiệm và các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh của hệ thống gan mật.
Các xét nghiệm hoá sinh thường dùng trong chẩn đoán bệnh gan mật

- Xét nghiệm về protein: định lượng protein, globulin, điện di protein, xác định một số yếu tố đông máu qua thử nghiệm Quick, phản ứng Gros, Maclagan...

- Xét nghiệm bilirubin máu và tìm sắc tố mật, muối mật trong nước tiểu.

- Các xét nghiệm enzym: xác định hoạt độ enzym transaminase, esterase, amylase, OCT, LDH, (GT... trong huyết thanh.
- Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid trong huyết thanh. - Nghiệm pháp tăng glucose máu, nghiệm pháp galactose niệu, nghiệm pháp BSP...