Wednesday, March 23, 2016

Hội chứng bong vảy da do tụ


hội chứng bong vảy da do tụ cầu
(Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – SSSS)
1.ĐẠI CƯƠNG
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay bệnh Ritter được bác sĩ người Đức Gotfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.
2.NGUYÊN NHÂN

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh.
3.CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định
– Lâm sàng
+ Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch.
+ Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt.
+ Khởi phát người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh miệng.
+ Sau 1-2 ngày xuất hiện các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá. Có thể có đỏ da toàn thân.
Dấu hiệu Nikolsky dương tính.
+ Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
+ Có thể xuất hiện viêm kết mạc.
•Cận lâm sàng
+ Bọng nước nguyên vẹn thường vô trùng.
+ Nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu, máu, vòm họng, rốn, vùng da nghi ngờ nhiễm khuẩn.
+ Sinh thiết da chỉ làm để chẩn đoán phân biệt, nhất là với hội chứng Lyell. Trên tiêu bản có thể thấy bọng nước nằm ở phần dưới của lớp hạt, bong vảy và rất ít hoại tử.
Chẩn đoán phân biệt
•Hội chứng Lyell: nguyên nhân do thuốc, hoại tử phần thượng bì, thương tổn niêm mạc thường gặp, tiên lượng rất nặng.
•Bỏng nắng.
•Chốc bọng nước lớn.
•Ban đỏ do virút: hội chứng viêm long, dát đỏ dạng tinh hồng nhiệt hoặc dạng sởi.
•Pemphigus thể đỏ da: bệnh bọng nước tự miễn, hiếm gặp ở trẻ
4.ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung
•Kháng sinh toàn thân
•Bồi phụ nước-điện giải/nâng cao thể trạng
Điều trị cụ thể
•Tùy tình hình dịch tễ để lựa chọn kháng sinh, tốt nhất là amoxicillin phối hợp với acid clavulanic: trẻ em < 12 tuổi: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần, trẻ em > 12 tuổi: 40mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 7ngày.
•Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin: oxacillin 150 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 5-7 ngày.
•Tụ cầu vàng kháng methicillin: vancomycin 40-60 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 7-14 ngày
•Điều trị hỗ trợ: kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của
5.TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
•Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày.
•Trường hợp nặng có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy thận hay suy giảm miễn dịch.
•Biến chứng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…
6.PHÒNG BỆNH
•Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.
•Nâng cao thể trạng.
•Điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều.
•Vệ sinh cá nhân.

Sunday, March 13, 2016

Chẩn đoán & xử trí chuyển dạ sinh non bằng thuốc giảm co

Cập nhật chẩn đoán & xử trí chuyển dạ sinh non bằng thuốc giảm co
Ths Bs Lê Quang Thanh
Giám đốc - BV Từ Dũ
Tóm tắt

Sinh non được định nghĩa là sinh trước khi đủ 37 tuần thai kỳ (WHO). Sinh non tự nhiên bao gồm chuyển dạ sinh non, vỡ ối non và cổ tử cung yếu; không bao gồm những trường hợp chỉ định sinh non vì tình trạng mẹ hoặc thai. Sinh cực non (<32  tuần) gây tử vong chu sinh cao tương ứng với tuổi thai. Sinh non tự nhiên cũng là nguyên nhân chủ yếu gây biến chứng lâu dài gồm khiếm khuyết phát triển thần kinh, bại não, động kinh, mù, điếc và những biến chứng khác như loạn sản phế quản-phổi và bệnh lý hệ lưới do non tháng. Trì hoãn sinh có thể giảm tỉ lệ biến chứng lâu dài do sự trưởng thành của các cơ quan và hệ thống. Lợi ích của glucocorticoids giảm được suất độ và mức độ nặng của hội chứng suy hô hấp. Trì hoãn sinh cũng cho phép chuyển thai phụ lên tuyến trên có đơn vị chăm sóc đặc biệt sơ sinh (NICU).

Chẩn đoán chính xác chuyển dạ sinh non và xử trí phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho cả thai phụ và thai nhi.
Sinh non là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong và biến chứng chu sinh. Sinh cực non (< 32 tuần) liên quan đến tỉ lệ tử vong chu sinh cao (Di Renzo, 2006).
Sinh non cũng là nguyên nhân chính gây biến chứng lâu dài, bao gồm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh, bại não, động kinh, mù, điếc và những rối loạn khác như loạn sản phế quản-phổi và bệnh lý hệ lưới do non tháng (Di Renzo, 2006). Trì hoãn sinh có thể giảm tỉ lệ biến chứng lâu dài do cải thiện sự phát triển và trưởng thành của các cơ quan và hệ thống. Trì hoãn sinh để dùng đủ liều glucocorticoids trước sinh góp phần giảm suất độ và mức độ của hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, đồng thời cũng có thể cho phép chuyển thai phụ lên tuyến trên có đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt (NICU) (Di Renzo, 2006).
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non tự nhiên
Khi nhập viện mà nghi ngờ chuyển dạ sinh non tự nhiên, kiểm tra lại sự chính xác của ngày dự sinh rất quan trọng bởi vì sẽ ảnh hưởng đến quyết định có can thiệp hay không. Nếu thai phụ nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh chót, chu kỳ đều và siêu âm sớm xác định phù hợp thì sử dụng ngày kinh chót. Nếu ngày kinh không chắc chắn, hoặc chu kỳ không đều, hoặc nếu có bất đồng giữa siêu âm và ngày kinh chót trên 10 ngày, sử dụng ngày dự sinh theo siêu âm.
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non tự nhiên trên lâm sàng theo những tiêu chuẩn:
(1) cơn gò gây đau, sờ thấy, kéo dài hơn 30 giây và xảy ra tối thiểu 4 lần mỗi 30 phút;
(2) có sự thay đổi về vị trí, mật độ, chiều dài và/hoặc sự mở của cổ tử cung.
Khi so sánh với khám tay và siêu âm đường bụng, siêu âm đường âm đạo có độ nhạy cao hơn để phát hiện cổ tử cung ngắn và nguy cơ chuyển dạ sinh non tự nhiên.
Oncofetal fibronectin (fFN) có thể được xem là thử nghiệm hỗ trợ cho đánh giá lâm sàng. fFN rất hữu ích vì liên quan đến sự giảm nhập viện, thời gian nằm viện, và tổng giá thành điều trị (Abenhaim và cs, 2005).
fFN kết hợp với siêu âm đo độ dài cổ tử cung rất hữu ích để xác định thai phụ nguy cơ cao sinh non. Tuy nhiên, sự hữu ích trên lâm sàng vẫn chủ yếu là giá trị tiên đoán âm. Cần ghi nhớ giá trị tiên đoán âm tuyệt vời của các thử nghiệm này (khi fFN âm tính và chiều dài cổ tử cung đo bằng siêu âm đường âm đạo > 2,5 cm), khuyến cáo không điều trị nếu fFN hoặc siêu âm đường âm đạo cho thấy nguy cơ thấp (Di Renzo, 2006).
Sự cảm nhận cơn gò tử cung của thai phụ luôn được xem là bằng chứng của chuyển dạ sinh non. Đại đa số những thai phụ này sẽ đến bệnh viện để đánh giá chuyển dạ, kết quả là hơn 1/2 được nhập viện, điều trị và xuất viện sau vài ngày. Với việc sử dụng những chỉ số sinh học và đánh giá siêu âm cổ tử cung, có khả năng phát hiện phần lớn thai phụ không có chuyển dạ sinh non.
Chuẩn hóa sự đánh giá và tiên lượng thai phụ có dấu hiệu và triệu chứng chuyển dạ sinh non có những ưu điểm sau: (1) cho phép can thiệp đúng lúc chuyển dạ sinh non; (2) đảm bảo cho thai phụ - thai nhi an toàn; (3) giảm thiểu tối đa chỉ định nhập viện (chỉ những thai phụ nguy cơ cao sinh non); và (4) chuyển viện đúng những thai phụ chuyển dạ sinh non lên tuyến trên.  
  • Xử trí chuyển dạ sinh non bằng thuốc giảm gò
Thuốc giảm gò (Tocolysis)
Mục tiêu chính của thuốc giảm gò là trì hoãn chuyển dạ để dùng đủ liều glucocorticosteroid mục tiêu cơ bản là giảm xuất độ và độ nặng của hội chứng suy hô hấp tự phát và chuẩn bị chuyển thai phụ tới trung tâm có NICU.
Mục đích thứ hai của thuốc giảm gò là để trì hoãn sinh giúp giảm bệnh suất và tử suất chu sinh liên quan đến cực non. Khi khảo sát so sánh về giá thành điều trị nên đánh giá toàn diện về lợi ích và tác dụng không mong muốn, cơ bản là giá của chuyển dạ sinh non tự nhiên, tiết kiệm chi phí chăm sóc nữ hộ sinh, chi phí sản khoa và các chi phí bệnh viện khác.
Thuốc giảm gò được cấp phép: β-agonists
β-agonists liên quan về mặt cấu trúc với adrenalin và noradrenalin và gồm ritodrine, terbutaline, albuterol, fenoterol, hexoprenaline và salbutamol. Trong vòng 48 giờ, β-agonists có khả năng giảm số thai phụ sinh non, nhưng không giảm tử suất hoặc bệnh suất chu sinh (Rozenberg và cs, 2001) (mức độ A).
Tác dụng phụ của β-agonists gồm đánh trống ngực, lạnh run, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu và bồn chồn (RCOG, 2002). Phù phổi cấp xảy ra với suất độ khoảng 1/400 (Lamont RF, 2000) (mức độ A).
Theo khuyến cáo của hiệp hội sản phụ khoa Anh quốc (RCOG, 2002): do nguy cơ bị tác dụng không mong muốn của β-agonist trong xử trí chuyển dạ sinh non tự nhiên, nên cần phải theo dõi sát thai phụ ở đơn vị đặc biệt.
Thuốc giảm gò được cấp phép: oxytocin đối vận
Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất atosiban, một đồng phân của oxytocin, có khả năng ức chế cạnh tranh trên thụ thể oxytocin ở cơ tử cung và màng rụng. Đây cũng là chất đối vận oxytocin đầu tiên được sử dụng trên lâm sàng (Di Renzo, 2006).
Atosiban có khả năng trì hoãn sinh. Do tác dụng đặc hiệu trên tử cung, nên an toàn hơn những thuốc giảm gò khác. Một số nghiên cứu cho thấy ái tính của atosiban đối với thụ thể vasopressin nhưng đây không phải là vấn đề trên lâm sàng bởi vì trong lúc chuyển dạ thụ thể oxytocin nhiều hơn thụ thể vasopressin (Worldwide Atosiban versus Beta-agonists Study Group, 2001).
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp trên mẹ là buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, nhịp nhanh, cao huyết áp, tăng đường huyết và phản ứng dị ứng (Worldwide Atosiban versus Beta-agonists Study Group, 2001). Tác dụng trên thai không đáng kể.  
Đánh giá ở mốc 7 ngày, atosiban an toàn và khả năng dung nạp tốt hơn hẳn so với β-agonists. Khả năng kéo dài thai kỳ tăng lên (Worldwide Atosiban versus Beta-agonists Study Group, 2001) (Mức độ A). Hơn nữa, atosiban có tỉ lệ tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch thấp hơn đáng kể và giảm tỉ lệ phải ngưng điều trị do tác dụng không mong muốn không thể chấp nhận. Tỉ lệ bệnh nhân cần phương pháp giảm gò khác thấp hơn đáng kể do khả năng dung nạp tốt hơn (Di Renzo, 2006) (Mức độ A). Atosiban cho thấy là một thuốc giảm gò ưu việt hiện nay, và nên được cân nhắc xem là điều trị đầu tay trong những trường hợp chuyển dạ sinh non tự nhiên (Worldwide Atosiban versus Beta-agonists Study Group, 2001) (Mức độ A).
Atosiban được cấp phép tại châu Âu để điều trị chuyển dạ sinh non tự nhiên. Liều lượng và đường dùng khuyến cáo gồm 3 bước. Thời gian điều trị không nên vượt quá 48 giờ và tổng liều trong toàn bộ đợt điều trị không vượt quá 330 mg. Trong giai đoạn sớm của thai kỳ có hoặc không có vỡ ối sớm, atosiban có thể được dùng kéo dài ngày mà không có tác dụng không mong muốn nặng (Di Renzo và cs, 2005).
Thuốc giảm gò chưa được cấp phép: nhóm ức chế calcium. 
Thuốc giảm gò nhóm ức chế calcium, đặc biệt là nifedipine, hiệu quả hơn β-agonists và ít bệnh nhân phải ngưng điều trị vì tác dụng không mong muốn của thuốc (mức độ A). Phân tích gộp của Cochrane (King và cs, 2003) cũng gợi ý rằng chất đối vận calcium (chủ yếu là nifedipine) hiệu quả hơn β-agonists về tỉ lệ sinh trong vòng 7 ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc và trước 34 tuần của thai kỳ), có cải thiện một số kết cục sơ sinh và giảm tác dụng không mong muốn trên thai phụ (mức độ A). Tác dụng phụ thường gặp của nifedipine gồm đỏ mặt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt và hiếm gặp là hạ huyết áp tạm thời ở bệnh nhân giảm thể tích (Di Renzo, 2006).
Nên tránh kết hợp magnesium sulphate và nifedipine bởi vì đã có báo cáo những trường hợp bị hạ calcium gây triệu chứng, ức chế thần kinh-cơ, và ngộ độc tim kể cả tử vong. Có sự tăng những báo cáo trường hợp tác dụng không mong muốn khi dùng nifedipine, đặc biệt trong song thai. Hơn nữa, có một báo cáo trường hợp nhồi máu cơ tim ở thai phụ 29 tuổi dùng nifedipine ngay sau khi truyền tĩnh mạch ritodrine (Di Renzo, 2006).
Tổng quan về nicardipine gợi ý rằng tính an toàn chưa đầy đủ và cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Đặc biệt, một số nghiên cứu đã được công bố những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ tim mạch và phổi của thai phụ. Khuyến cáo chỉ nên sử dụng nicardipin khi thử nghiệm lâm sàng (Di Renzo, 2006).
  • Điều trị duy trì sau dọa sinh non
Duy trì giảm gò không được khuyến cáo trong thực hành thường qui
Dữ liệu từ tổng quan hệ thống cho thấy không đủ bằng chứng là beta-agonists, hoặc phương pháp duy trì khác sẽ ngăn chặn được sinh non và những hậu quả sau đó. Do đó, vẫn không thể kết luận giá trị của thuốc giảm gò duy trì tiếp tục. Điều trị duy trì không được khuyến cáo trong thực hành thường qui (Di Renzo, 2006; RCOG, 2002).
  • Chống chỉ định chuyển dạ sinh non tự nhiên
Khi xem xét can thiệp kéo dài thai kỳ, một số chống chỉ định tuyệt đối và tương đối nên được cân nhắc để giảm thiểu tối đa tử vong và biến chứng của mẹ và thai nhi (Di Renzo, 2006). Các nghiên cứu đã cho thấy lợi ích mong đợi về khả năng sống và giảm tàn tật khi kéo dài thai kỳ. Tử suất giảm từ 80% ở 24 tuần xuống còn 10% sau 30 tuần trong khi đó 50% sinh non xảy ra sau 35 tuần, hầu hết tất cả tử vong xảy ra trước thời điểm này. Giữa tuổi thai 23 và 27 tuần, khả năng sống tăng theo đường thẳng với tỉ lệ 3% mỗi ngày với sự giảm tương đồng về tỉ lệ biến chứng sơ sinh từ 31% ở 23 tuần còn 7% ở 27 tuần (Di Renzo, 2006).
Chống chỉ định tuyệt đối ở những đối tượng nếu kéo dài thai kỳ sẽ có hại, như có biểu hiện nhiễm trùng tử cung trên lâm sàng, thai dị tật bẩm sinh nặng, tiền sản giật nặng và những tình trạng mẹ-thai nhi cần sinh ngay.
Chống chỉ định tương đối trong những trường hợp còn tranh luận về nguy cơ và lợi ích của can thiệp như chảy máu trước sinh (bao gồm cả nhau tiền đạo), vỡ màng ối, tim thai biểu hiện không tốt trên monitor, suy thai trường diễn, tiểu đường phụ thuộc insulin và đa thai (Di Renzo, 2006).
Thuốc giảm gò không nên sử dụng nếu có chảy máu trước sinh nhiều, đặc biệt nếu có dấu hiệu và triệu chứng nhau bong non. Chảy máu nhẹ do nhau tiền đạo, chấp nhận sử dụng giảm gò bởi vì có thể hữu ích ngưng cơn gò tử cung và giảm chảy máu (Di Renzo, 2006).
Trong trường hợp vỡ ối, thuốc giảm gò hiếm khi được sử dụng sau 36 tuần. Trong thời điểm sớm của thai kỳ, thuốc giảm gò có thể được sử dụng khi cân đối giữa lợi ích-nguy cơ nhằm mục đích trì hoãn sinh để hoàn tất đợt điều trị glucocorticosteroids hoặc đủ thời gian chuyển lên tuyến trên có NICU (Di Renzo, 2006).
Trì hoãn sinh chống chỉ định trong trường hợp monitor biểu hiện tim thai bất thường kèm theo chảy máu hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng mẹ-thai nhi (RCOG, 2002).
Trường hợp tiểu đường phụ thuộc insulin đã điều trị ổn có thể điều trị an toàn bằng atosiban. Cần phải theo dõi sát trong trường hợp sử dụng những thuốc giảm gò khác bởi vì cả glucocorticosteroids và thuốc giảm gò có thể ảnh hưởng đến tiểu đường (RCOG, 2002).
Song thai và đa thai liên quan đến sự tăng thể tích huyết tương và cường aldosteron khi so với đơn thai. β-agonists làm tăng cả aldosterone và renin ở song thai, gây nguy cơ phù phổi. Do đó, chống chỉ định β-agonists trong trường hợp đa thai, nên sử dụng thuốc giảm gò khác (Van Geijn và cs, 2005). Đồng thời, CCB cũng có tác dụng không tốt lên hệ tim mạch, đặc biệt ở đa thai. Do đó, chống chỉ định trong trường hợp này (Van Geijn và cs, 2005; RCOG, 2002). 
  • Chiến lược xử trí tổng thể
Để dự phòng tốt cần phải phát hiện những yếu tố nguy cơ cao sinh non. Những yếu tố nguy cơ mới gồm thai kỳ có hỗ trợ sinh sản, áp lực tâm lý, lối sống, tuổi mang thai lần đầu tăng và bệnh lý mãn tính.
Xác định chính xác chuyển dạ sinh non thực sự bằng siêu âm đo độ dài cổ tử cung kết hợp với thử nghiệm fibronectin ở dịch âm đạo – cổ tử cung. Giá trị tiên đoán âm của bộ đôi này có thể ngăn chặn điều trị không cần thiết.
Ngay sau khi chẩn đoán được xác định chuyển dạ sinh non, nên cân nhắc chiến lược điều trị để sinh tại viện hay điều trị để chuyển thai phụ lên tuyến trên có NICU.

Nếu không có bằng chứng rõ ràng là thuốc giảm gò cải thiện được kết cục sau sinh non thì không sử dụng. Thai phụ có nhiều lợi ích khi sử dụng giảm gò là những trường hợp thai quá non cần chuyển lên tuyến trên có NICU, hoặc những trường hợp chưa hoàn thành đợt điều trị corticosteroids để cải thiện trưởng thành phổi thai nhi, phòng ngừa hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và xuất huyết trong não thất. Trong trường hợp này sử dụng giảm gò là phù hợp.
Nếu thời gian cho phép, nên siêu âm để đánh giá khả năng sống của thai nhi, hình thái học thai nhi, số lượng thai, ngôi thai, vị trí nhau bám, ước lượng cân thai và lượng nước ối, tất cả các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến xử trí. Nếu cần sử dụng giảm đau thì nên thảo luận với bác sĩ gây mê và tránh sử dùng thuốc có nguồn gốc từ á phiện để phòng ngừa ức chế hệ thần kinh trung ương thai nhi và ức chế hô hấp trẻ sơ sinh.
Nếu chống chỉ định hoặc can thiệp không thành công, cân nhắc phương pháp sinh thai non tháng tùy theo từng trường hợp cụ thể dựa trên tuổi thai, ngôi thai, số lượng thai và biểu hiện tim thai trên monitor.
Tài liệu tham khảo 
  1. Abenhaim HA, Morin L, Benjamin A (2005): Does availability of fetal firbonectin testing in the management of threatened preterm labour affect the utilization of hospital resources? J Obstet Gynaecol Can 27: 689ned of
  2. Di Renzo GC (2006): Safety and efficacy of new drugs in preterm labour. Expert Review of Obstetrics and Gynecology, in press.
  3. King JF, VJ Flenady, DNM Papatsonis, GA Dekker, B Carbonne (2003): Calcium channel blockers for inhibiting preterm labour: a systematic review of the evidence and protocol for administration of nifedipine. Aust.NZ J Obstet Gynecol. 43(3), 192 – 198.
  4. Royal College of Obstetricians and Gynecologists (2002): Clinical Green Top Guidelines. Tocolytic Drugs for Women in Preterm Labour (1B).http://www.rcog.org.uk/guidelines/tocolytics.htlm.
  5. Van Geijn HP, JE Lenglet, AC Bolte (2005). Nifedipine trials: effectiveness and safety aspects. Br J Obstet Gynaecol 112, 79 - 83
  6. Worldwide Atosiban versus Beta-agonists Study Group (2001) Effectiveness and safety of the oxytocin antagonist atosiban versus beta-adrenergic agonists in the treatment of preterm labour. Br J Obstet Gynaecol, 108,133 – 142.

MẤY LỜI KHUYÊN SINH VIÊN Y KHOA

BS Nguyễn Hữu Phiếm
(Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học s)
Các bạn sinh viên thân mến.
Nghề thuốc mà các bạn đã chọn là một nghề cao đẹp nhất, và chính để chứng tỏ điều đó nên mới có buổi nói chuyện hôm nay một buổi nói chuyện thân mật giữa một người thày thuốc-đã hành nghề trên 30 năm-với những người thày thuốc tương lai, giữa một người anh cả với các em sắp sửa vào nghề, bởi dù muốn dù không các bạn và tôi, chúng ta từ bao nhiêu thế hệ nay đã được coi như thuộc về một gia đình-đại gia đình y giới- và riêng về điểm đó, ngay từ bây giờ, các bạn đã thấy nghề thuốc không giống như các nghề tự do khác.
Các bạn thân mến.

Friday, March 11, 2016

Sử dụng thuốc giảm co trong sản khoa

Sử dụng thuốc giảm co tử cung
1. Thuốc giảm co bóp tử cung
Có rất nhiều loại thuốc có thể làm giảm co bóp của cơ tử cung nhưng tuyến cơ sở có thể dùng được một trong 5 loại sau:
1.1. Papaverin chlohydrat
- Papaverin là thuốc có tác dụng làm giảm co thắt các cơ trơn. Đối với cơ tử cung nó có tác động trực tiếp gây dãn cơ, do đó làm giảm cường độ và thời gian co bóp.
- Papaverin được bào chế dưới 3 dạng: thuốc tiêm 40mg/ống để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch; thuốc bột và thuốc viên cũng có hàm lượng 40mg/gói hoặc viên để uống.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, toát mồ hôi, hoa mắt, loạn nhịp tim, nhức đầu, ngủ gà, bốc hoả, nổi sẩn ngoài da, tiêu chảy hay táo bón, hạ huyết áp và choáng khi tiêm tĩnh mạch nhanh.
1.2. Alverin citrat (Spasmaverin)
- Tác dụng: Chống co thắt cơ trơn loại Papaverin. Dùng trong trường hợp dọa sẩy thai, dọa đẻ non và rau tiền đạo ra máu.
- Spasmaverin được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang 40mg.
1.3. Phloroglucinol (Spasfon)
- Tác dụng: Thuốc làm dãn cơ, chống co thắt hướng cơ. Spasfon có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn và làm dịu cơn đau.
- Không tác dụng trên tim mạch nên sử dụng tốt hơn các loại giảm co khác như atropin, Papaverin, Salbutamol...
- Trên tử cung, Spasfon làm mềm đoạn dưới và cổ tử cung nhưng không ức chế những cơn co ở thân tử cung, do đó không cản trở sự tiến triển của ngôi thai và nhất là không gây băng huyết sau đẻ, điều trị cổ tử cung chậm mở.
- Spasfon có 4 dạng bào chế: ống tiêm 80mg, viên đạn và viên nén 80mg, bột đông khô đường uống (ngậm tan).
- Tác dụng phụ: hiếm. Thường gặp là phản ứng dị ứng da nhưng đôi khi bị nặng: phát ban, nổi mề đay, phù Quink. Tiêm bắp và tĩnh mạch có thể gây hạ huyết áp.
1.4. Salbutamol
- Salbutamol là thuốc dãn cơ được sử dụng trong điều trị về các bệnh đường dẫn khí như hen phế quản, viêm phế quản co thắt.
- Salbutamol có tác dụng làm giãn cơ tử cung, làm giảm biên độ và tần số cơn co tử cung.
- Thuốc làm tăng quá trình oxy hoá trong bánh rau, làm tăng vận chuyển tuần hoàn thai mẹ và tăng sự phát triển của thai.
- Thuốc được duy trì trong huyết tương trong suốt 12 giờ sau chỉ một liều uống.
- Các dạng thuốc được sử dụng:
+ Dạng viên: viên nén 2mg và 4mg.
+ Dạng tiêm truyền tĩnh mạch: ống 5ml chứa 5mg.
- Tác dụng phụ của Salbutamol:
+ Bứt rứt và run, nhức đầu, lo lắng, buồn nôn, suy nhược, mất ngủ, chóng mặt, đánh trống ngực, đau ngực, thở nông, mất ngủ, buồn nôn, suy nhược, hoa mắt, vã mồ hôi.
+ Các rối loạn về tim mạch: nhịp tim tăng thường đi kèm với hồi hộp, hốt hoảng, cung lượng tim tăng, hạ huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).
+ Nổi mề đay hiếm gặp.
+ Đối với thai: Nhịp tim thai tăng. Nếu dùng kéo dài có thể giảm kali, hạ đường huyết.
1.5. Atropin sunfat
- Là thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và tần số co bóp của cơ tử cung đồng thời có thể làm cổ tử cung mềm ra và dễ dãn nở hơn.
- Ở nước ta thuốc được bào chế dưới dạng tiêm mỗi ống có 0,25mg hay 1/4mg.
- Liều dùng trung bình 1 - 2 ống.
- Thuốc có những tác dụng phụ:
+ Giảm tiết nước bọt (khô miệng, khó nuốt).
+ Tim đập nhanh.
+ Giảm tiết mồ hôi làm khô da, có khi làm đỏ da.
+ Đồng tử (con ngươi) bị giãn.
2. Chỉ định
- Suy thai do cơn co tử cung quá mạnh hoặc quá mau.
- Cổ tử cung chậm mở, cứng, phù nề.
- Dọa vỡ tử cung.
- Dọa đẻ non.
- Rau tiền đạo.
- Sa dây rau.
3. Chống chỉ định
Các thuốc giảm cơn co tử cung có những chống chỉ định như sau:
- Spasmaverin: Huyết áp thấp và các trường hợp giảm huyết áp.
- Spasfon:
+ Quá mẫn cảm với một trong thành phần của thuốc này.
+ Không nên dùng phối hợp với các thuốc giảm đau mạnh như Morphine và các dẫn xuất của thuốc này.
- Salbutamol:
+ Không được dùng Salbutamol trong các trường hợp chảy máu âm đạo (rau bong non, rau tiền đạo...)
+ Thai phụ mắc bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường, cường tuyến giáp, hạ kali huyết.
+ Viêm màng ối mạn tính.
- Atropin: Suy thận nặng, Glôcôm.
4. Cách dùng
4.1. Tuyến xã
Trước khi chuyển lên tuyến trên dùng một trong các thuốc sau đây, dùng liều duy nhất (các sản phụ có chỉ định ở mục 2):
- Papaverin 0,04g (tiêm bắp 1 ống). Nếu có chỉ định thì tiêm thêm.
- Salbutamol 4mg (uống 1 viên/lần).
- Atropin 0,25mg (tiêm bắp 1 - 2 ống).
4.2. Tuyến huyện
Dùng liều đầu như tuyến xã, sau đó sử dụng thuốc dựa theo đánh giá tình trạng thực tế của sản phụ:
- Papaverin 0,04g:
+ Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 viên.
+ Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống x 2 lần/ngày. Liều tối đa 2,5 ống/ngày.
- Spasmaverin 40mg:
+ Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 viên.
+ Viên đạn 1 - 2 viên/ngày.
+ Tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 3 ống/ngày.
- Spasfon:
+ Điều trị tấn công: 1 - 3 ống/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
+ Điều trị duy trì: uống 2 viên x 3 lần/ngày hoặc 1 viên đặt (toạ dược) x 3 lần/ngày.
+ Viên ngậm tan 2 viên/ngày uống lúc có cơn đau, có thể lặp lại nếu co thắt nhiều. Có thể hoà viên bột đông khô trong nước để uống hoặc ngậm dưới lưỡi sẽ có tác dụng nhanh.
- Salbutamol:
+ Salbutamol 2mg uống 2 viên/lần.
+ Dạng ống 5mg/5ml pha trong 500ml dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch.
Chú ý: Không được dùng Salbutamol trong trường hợp chảy máu âm đạo.
- Atropin 0,25mg tiêm bắp 1 - 2 ống.

Thursday, March 10, 2016

Hội chứng HELLP


Hội chứng HELLP
(Hôm nay lượng giá chỉ tiêu sản thầy hỏi về hội chứng HELLP mà chả nhớ gì :(( )
Nguồn inernet





I - Đại cương:

 - HC HELLP được Weinstein mô tả lần đầu tiên 1982:

 + H : Hemolysis (tan máu).

 + EL: Elevated liver enzymes (tăng men gan).

 + LP : Low platelets (giảm tiểu cầu).

 - Là NN quan trọng gây tử vong mẹ và con trong sản khoa.

 + Tỷ lệ tử vong cho mẹ: 1 - 25 % tuỳ NC.

 + Tỷ lệ tử vong con : 10 - 20 %, NN chính là thiếu tháng.

 - Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh luận, đa số tác giả nhất trí:

 + Bản chất HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của NĐTN:

 . Phù, THA, Protein niệu.

 . Thai > 20 tuần.

 + HELLP xuất hiện khoảng 4 - 12 % BN NĐTN.

 - Khoảng 30 % các trường hợp HELLP xuất hiện trong tuần

 đầu sau đẻ.

 - Tỷ lệ tái phát thấp khoảng 3 %.

II- Lâm sàng:

1 – Tiền sản giật (Pre-eclampsia):

 - Ba triệu chứng cơ bản:

 + Phù

 + Tăng HA.

 + Protein niệu.

- Tuỳ mức độ nặng mà các biểu hiện LS đi kèm khác nhau:

+ Trung bình: đau đầu, tăng phản xạ.

+ Nặng: Đau đầu nhiều, mờ mắt, tình trạng rễ kích thích, đau thượng vị, thai chậm phát triển, giảm các vận động của thai. Ngoài các XN cần thiết thì XN axit uric máu tăng rất có ý nghĩa chẩn đoán.

2 – Sản giật (Eclampsia):

 - Trên nền tiền sản giật xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện thương tổn liên quan đến hệ thần kinh TW.

3 - Hội chứng HELLP:

 - Các triệu chứng tiền sản giật nổi bật (mức độ nặng).

 - Ba đặc điểm giúp chẩn đoán HC HELLP:

 + Tan máu: xảy ra ở các mao mạch máu, do sự chuyển vận của các TB HC trong lòng các mao mạch máu bị tổn thương. Các dấu hiệu của tan máu gồm: mảnh hồng cầu vỡ, hồng cầu bị biến dạng(schistocytes) trên tiêu bản máu đàn. Haptoglobin, bilirubin, LDH tăng.

 + Tăng men gan: nguyên nhân do thiếu máu tại gan, có thể dẫn tới nhồi máu gan, các thương tổn này cắt nghĩa triệu chứng đau thượng vị, nôn, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải, vàng da, men gan tăng cao. Các biến chứng nặng(1%) có thể gặp là tụ máu dưới bao gan, thậm chí vỡ vào ổ bụng.

 + Giảm tiểu cầu: do tổn thương vi mạch chủ yếu là tổn thương nội mạch và co thắt mạch hậu quả của serotonin và thromboxane A2 làm tăng ngưng kết tiểu cầu trong lòng mạch.

 - Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán ( Criteria for HELLP syndrome - Univesity of Tennessee Division):

 + Tan máu:

 . Các bất thường ở mạch máu ngoại biên: mảnh vỡ hồng

 cầu, hồng cầu biến dạng.

 . Bilirubin TP > 12 mg/dl

 . LDH > 600 U/L.

 + XN CN gan:

 . ASAT > 70 U/L.

 . LDH > 600 U/L.

 + Giảm tiểu cầu:

 . Số lượng tiểu cầu < 100 000/mm3

III - Các chẩn đoán phân biệt cần đặt ra:

1 - Viêm gan virus.

2 - Nhiễm trùng đường mật.

3 - Viêm gan nhiễm độc.

4 - Bệnh gan thoái hoá mỡ cấp tính ở người có thai(AFLP-acute fatty liver of pregnancy).

IV - Điều trị:

1 - Kiểm soát co giật:

 - Kiểm soát hô hấp.

 - Magnesium : được sử dụng cho tiền sản giật(để dự phòng) hoặc cho sản giật(để điều trị co giật). Có thể cho tới 4 -6 g IV bolus / 20 min, truyền TM 1 -3 g/h. Thận trọng nếu suy thận. Với liều khuyến cáo không có nguy hiểm cho mẹ và thai. Hiệu quả tốt hơn dizepam và phenytoin.

 - Diazepam TM cắt cơn co giật.

2 - Điều trị tăng HA:

 - Các thuốc được lựa chọn : Chẹn kênh canxi(nifedipine), Labetalol, oxprenolol, methyldopa.

 - Cơn tăng HA có thể dùng truyền TM: Labetalol, hydralazin, sodium nitroprusside.

3 - Vấn đề thể tích:

 - Tăng thể tích lòng mạch có nguy cơ gây tăng gánh thể tích làm phù phổi, phù não, giảm ALTT máu .

 - Phải kiểm soát thận trọng bilan dịch.

4 - Corticosteroid:

 - Còn tranh cãi, được sử dụng cho mục đích làm truởng thành phổi thai nhi, giảm mức độ thương tổn gan.

5 - Prostacyline:

 - Truyền Tm có tác dụng giãn mạch tốt, ức chế mạnh ngưng tập tiểu cầu. Được sử dụng cho các trường hợp giảm tiểu cầu có kết quả tốt.

6 - Chẹn receptor 2 serotonin: Ketanserin:

 - Thương tổn nội mạch và co mạch làm tăng khả năng ngưng tụ tiểu cầu.

 - Ketanserin làm mất tác dụng của serotonin, làm mất đi sự co mạch.

 - So với hydralzin, ketanserin có hiệu quả hơn.

7 - Lọc huyết tương ( Plasma exchange therapy):

 - Được đề cập, tuy vậy đây là biện pháp xâm nhập và tốn kém, nhiều nguy cơ nên không được khuyến cáo.

8 - Một số vấn đề khác;

 - Chỉ định đình chỉ thai nghén .

 - Phương pháp vô cảm trong phẫu thuật: nên chọn gây tê

 ngoài màng cứng.

 - Vấn đề kiểm soát HA: Kiểm soát HA không tốt, HA cao có thể gây XHN, nếu HA thấp làm giảm tuần hoàn tử cung-rau. Cần kiểm soát chặt chẽ thể tích tuần hoàn để quyết định bù dịch hay vận mạch.

 - Hết sức thận trọng khi chỉ định phẫu thuật mà số lượng TC quá thấp, thiếu máu nặng. Cần truyền máu, khối tiểu cầu đảm bảo an toàn cho cuộc PT.

 - Điều trị tốt suy thận và các rối loạn điện giải, toan kiềm.

 - Chú ý kiểm soát nhiễm khuẩn.